Hình ảnh và bản quyền: Leonid Durman

Ngay trước khi Mặt Trời tối đen lại, một hiện tượng kì lạ xảy ra.

Khi Mặt Trăng tiến tới che phủ hoàn toàn Mặt Trời - như trong lần Nhật thực toàn phần vừa qua ở Úc - một chuỗi những dải ánh sáng rực rỡ xuất hiện, bao quanh vành ngoài Mặt Trăng. Hiện tượng trên đc gọi là "Chuỗi ngọc Baily" - đặt theo tên của nhà thiên văn Francis Baily, người đầu tiên quan sát và nghiên cứu nó vào năm 1836. Mặc dù vào thời điểm đó, người ta vẫn chưa thể biết trước được số dải sáng và độ sáng của Chuỗi ngọc Baily, nhưng ngày nay, nhờ công nghệ hiện đại giúp xác định tương đối chính xác quỹ đạo của Mặt Trăng mà những đặc điểm cơ bản của Chuỗi ngọc Baily trong mỗi lần xuất hiện đều có thể dự đoán trước được.

Hiệu ứng điển hình ngay trước Nhật thực toàn phần là hiệu ứng Nhẫn kim cương, khi chỉ một dải sáng đơn lẻ xuất hiện trên rìa đĩa Mặt Trăng.

Bức ảnh ở trên là sự kết hợp của nhiều bức ảnh nhỏ ghi lại những thời khắc khác nhau của Chuỗi ngọc Baily trong lần Nhật thực toàn phần năm 2008 ở Novosibirsk, Nga. Vào cuối pha toàn phần, ngay khi Mặt Trời ló ra từ phía sau Mặt Trăng, những vành sáng đặc trưng của Chuỗi ngọc Baily lại xuất hiện, nhưng lần này xảy ra ở bên còn lại của Mặt Trăng.




Mèo Fisica - HAS