Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hic, em cũng không biết có chuẩn không nữa [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]. Bác nào có thời gian biên tập hộ em với :d

  3. #3
    Huge Asteroids Brought Gold to Infant Earth, Study Says

    Just as wise men are said to have brought gold to baby Jesus, huge asteroids may have brought gold and other precious metals to infant Earth, new research suggests.

    Scientists have long known that there's a mysterious amount of siderophile ("iron-loving") metals in Earth's mantle. Such metals, including gold, tend to affiliate with iron in their liquid forms.

    The best explanation has been that some sort of space object brought the elements to the planet just after it formed its core, but the exact nature of the impactor has been a matter of debate.

    Based on computer simulations, the new study says that a small number of enormous, random impacts roughly 4.5 billion years ago are the sources of Earth's iron-loving materials.

    These impactors were rocky objects left over from our solar system's planet-formation phase. The largest one that hit Earth was roughly the size of Pluto—up to 2,000 miles (3,220 kilometers) wide, the study suggests.

    And young Earth wasn't the only recipient: Cataclysmic collisions delivered iron-loving metals to the moon and Mars around the same time, the study authors say. What's more, the impacts may have been the source of water on the moon.

    (Related: "Moon's Silver Hints at Lunar Water Origins.")

    "These elements are telling us about what was hitting these worlds in sort of the 'last gasp' growth spurt that they had," said study leader William Bottke, of the Southwest Research Institute in Boulder, Colorado.

    Impact Odds Like Rolling the Dice

    Moon rocks brought back during the Apollo missions led to the now widely accepted theory that the moon formed when a Mars-size object crashed into early Earth.

    Energy from the impact would have spurred the still forming Earth to develop its mostly iron core. When this happened, iron-loving metals should have followed molten iron down from the planet's mantle and into the core.

    But we know that gold and other iron-lovers are found in modest abundances in Earth's mantle. (Explore Earth's insides.)

    Using a mathematical approach called Monte Carlo analysis, Bottke's team calculates that iron-loving metals were delivered in a limited number of massive impacts that just happened to miss the moon.

    In cross section, the moon is about one-twentieth Earth's size, so one might expect the moon to have one-twentieth as many precious metals in its mantle, if the materials were delivered by impacts.

    That's because, if millions of impacts had occurred, the odds of objects hitting Earth and the moon would likely have evened out to sustain the 1-to-20 ratio.

    Instead, the moon has one-thousandth as many iron-loving metals as Earth. According to the study, published this week in the journal Science, those odds can be explained if a limited number of massive impactors were involved.

    A lucky roll of the dice could easily have meant that a huge object missed the smaller moon but smashed into Earth—creating the metal discrepancies we see today.

    Asteroid Belt Puts Proof in the Pudding?

    "It's a cute result, but how do you prove such a thing?" Bottke said. The key, he thinks, is to look at the existing remnants of planet formation in our solar system, aka asteroids.

    In the inner asteroid belt, the three largest space rocks—Ceres, Pallas, and Vesta—range from 300 to 600 miles (483 to 966 kilometers) across.

    These bodies are much larger than the biggest of the rest, which measure only 150 miles (241 kilometers) across, and no "in between" sizes seem to exist.

    "Most of the mass is in the biggest objects," Bottke said. "It's a top-heavy size distribution that is consistent with the kinds of populations needed to make what we see on the Earth and moon."

    Martian craters tell a similar tale. The sizes of the oldest impact basins on the red planet appear consistent with a theory that Mars was hit by a population of space objects dominated by a few large asteroids, Bottke said.

    (Related: "Texas-Size Asteroid Slammed Early Mars, Studies Say.")

    Weak Links in Chain of Speculation?

    While the theory is intriguing, planetary scientist Jay Melosh of Purdue University said he isn't quite convinced.

    "This is a darn good group of people," Melosh said of the study's authors. "But I find this theory really speculative, and I think some of the links in this chain of speculation are quite weak."

    For instance, Melosh notes—and the study authors agree—such massive space rocks would themselves have formed cores, which would have trapped their gold and other iron-loving metals.

    "The problem, then, is how the impactors' cores gave up their gold and re-implanted it into the mantles of the Earth and Mars," he said. "The only way this can happen is if the metallic iron of the impactor core is oxidized"—but that would require an abundant source of oxygen, which most models of early Earth don't include.

    "So what they need to provide is some mechanism for getting those elements out of the [asteroids'] cores and into the mantle of the Earth," he said. "A mechanism for that is not at all easy and very hard to understand."

    The study addresses this problem with simulations showing that the projectiles may have plowed entirely through early Earth—still largely molten—and come out the other side in highly-fragmented states, raining debris back down on the surface over an extended period.

    "This allows big collisions to deliver lots of material, but in a manner not so different from small-body accretion," study leader Bottke said. (Related: "Comet Swarm Delivered Earth's Oceans?")

    But Purdue's Melosh also thinks it's possible gold exists in Earth's mantle due to unknown but orderly chemical processes and not random collisions.

    "Observations show that concentrations of these elements on Mars and Earth are about the same, and the moon is a lot lower," he said. "What the model does is make this a complete accident, a matter of who got hit by what and when."

    "It might indeed be completely accidental," Melosh said. "But the fact that Earth and Mars come out nearly the same strongly suggests that it's not accidental."


    BẢN DỊCH

    Như những người khôn ngoan đã mang vàng đến tặng Chúa hài đồng, các nghiên cứu mới đã cho thấy các tiểu hành tinh khổng lồ đã mang vàng đến cho Trái đất từ thuở còn sơ khai.
    Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng có một số lượng bí ẩn các kim loại ưa sắt tồn tại trong lớp vỏ Trái đất. Những kim loại này, bao gồm cả vàng, có xu hướng liên kết với sắt ở dạng lỏng.
    Cách giải thích tốt nhất cho rằng một số kiểu vật thể không gian đã mang các nguyên tố đến Trái đất ngay sau khi lõi của nó được hình thành, nhưng bản chất chính xác của các vật thể va chạm vẫn đang được tranh luận.
    Dựa trên mô phỏng máy tính, nghiên cứu mới này cho rằng một số lượng nhỏ các va chạm với các vật thể không gian tự do, có kích thước khổng lồ va chạm trực diện với Trái đất khoảng 4,5 tỉ năm về trước là nguồn gốc của các vật liệu ưa sắt trên Trái đất.
    Những đối tượng va chạm là những thiên thạch còn sót lại sau khi Hệ mặt trời hình thành. Nghiên cứu cho thấy thiên thạch lớn nhất đã va chạm vào Trái đất có kích thước cỡ Diêm Vương tinh, với chiều rộng lên đến 2000 dặm (3220 km).
    Và Trái đất sơ khai cũng không phải là đối tượng duy nhất phải tiếp nhận. Các học giả cho rằng các va chạm mạnh mẽ đã gửi các nguyên tố ưa sắt tới Hỏa tinh và Mặt trăng. Hơn nữa, các va chạm này có thể là nguồn cung cấp nước cho Mặt trăng.
    Wiliam Bottke trưởng nhóm nghiên cứu của viện nghiên cứu nam Boulder, nam Colorado cho biết: “Các nguyên tố đó đã cho chúng tôi biết những gì đã va chạm vào thế giới trong những giây phút cuối cùng của sự hình thành”.

    Tỉ lệ các va chạm giống như trò chơi xúc xắc.
    Những tảng đá từ Mặt trăng được mang về từ sứ mệnh của tàu Appolo dẫn đến việc chấp nhận một cách rộng rãi các lý thuyết cho rằng Mặt trăng được hình thành do một vật thể có kích cỡ sao Hỏa va chạm vào Trái đất trong khi nó đang hình thành.
    Năng lượng của vụ va chạm có lẽ đã thúc đẩy sự định hình của Trái đất, đặc biệt là trong nhân của nó. Khi điều này xảy ra, các nguyên tố ưa sắt theo sắt nóng chảy đi từ lớp vỏ vào bên trong nhân Trái đất.
    Nhưng chúng ta biết rằng vàng và các nguyên tố ưa sắt khác được tìm thấy nhiều nhất ở lớp vỏ của Trái đất.
    Sử dụng mô hình toán học gọi là phép phân tích Monte Carlo, nhóm của Bottke đã tính toán rằng các nguyên tố ưa sắt được chuyển đến chỉ với một số lượng giới hạn các va chạm ở Mặt trăng.
    Thiết diện của Mặt trăng chỉ bằng khoảng 1/20 lần thiết diện của Trái đất, do đó, người ta có thể hi vong là các kim loại quý trong lớp vỏ cúa Mặt trăng sẽ bằng 1/20 lần các kim loại quý trong lớp vỏ của Trái đất, nếu chúng được mang đến do va chạm.
    Vì rằng có hàng triệu vật thể lạ va chạm vào Mặt trăng và Trái đất, nên tỉ lệ của các va chạm là vào cỡ 1:20.
    Thay vào đó, tỉ lệ các kim loại ưa sắt ở trên Mặt trăng chỉ vào cỡ 1:1000 lần trên Trái đất. Theo nghiên cứu, được công bố trên nhật báo Science vào tuần này, điều kì lạ đó có thể giải thích được nếu giới hạn số lượng các va chạm của các vật thể nặng.
    Giống như một lần tung súc xắc đầy may mắn, có thể thấy rằng một vật thể lớn đã đâm vào Trái đất mà bỏ qua Mặt trăng, để tạo nên sự khác biệt mà chúng ta thấy như ngày nay.

    Có thể tìm thấy dấu vết ở vành đai các tiểu hành tinh?
    Bottke nói: ”đó là một kết quả đẹp, nhưng chúng ta chứng minh nó như thế nào?”. Theo ông, chìa khóa của vấn đề chính là nhìn nhận đến sự tồn tại của những gì còn lại sau khi các hành tinh trong hệ Mặt trời được hình thành, được biết đến như các tiểu hành tinh.
    Ở vành đai tiểu hành tinh trong, có ba thiên thể lớn nhất-Ceres, Pallas và Vesta, có kích thước trong khoảng từ 300-600 dặm (483-966km).
    Những vật thể này lớn hơn nhiều so với thiên thạch lớn nhất của phần còn lại trong vành đai tiểu hành tinh, kích thước đo được chỉ có 150 dặm-241km, và không đối xứng.
    “Phần lớn khối lượng của vành đai tập trung ở các vật thể lớn nhất”-Bottke cho biết. “Chúng ở trong tốp đầu những vật thể to, nặng chứa những vật chất phổ biến cho sự hình thành Trái đất và Mặt trăng”
    Những miệng phễu trên sao Hỏa cũng cho biết điều tương tự. Kích thước của hố va chạm già nhất trên bề mặt hành tinh đỏ cho phép xuất hiện một lý thuyết cho rằng hành tinh đỏ đã bị va chạm với một trong những số ít các thiên thạch khổng lồ, Bottke cho biết.

    Sự liên kết yếu ớt trong chuỗi nghiên cứu?
    Trong khi lý thuyết này là khá hấp dẫn, nhà hành tinh học Jay Melosh ở đại học Purdue cho rằng ông không tin tưởng lắm vào kết quả này.
    “Đây là một mạng hợp tác tốt của mọi người”-Melosh nói về các học giả. “Nhưng tôi tìm ra rằng lý thuyết này thực sự chỉ mang tính ước đoán. Tôi nghĩ sự liên kết giữa các chuỗi nghiên cứu là khá yếu”.
    Để ví dụ, Melosh dẫn-và các học giả khác cũng đồng ý-rằng các tảng đá lớn trong vũ trụ sẽ tự hình thành nhân, điều này sẽ bẫy vàng và các kim loại ưa sắt khác.
    “Vấn đề ở đây là, làm thế nào mà nhân của các vật thể va chạm đã từ bỏ vàng của chúng, và vàng lại được tái cấy ghép trong lớp vỏ của Trái đất và Sao Hỏa?”-ông nói. “Cách này chỉ xảy ra nếu như sắt trong nhân của các vật thể va chạm đã bị rỉ.”-Nhưng điều đó đòi hỏi một nguồn ôxi dồi dào, mà hầu hết các mô hình của Trái đất sơ khai không bao gồm.
    “Vì vậy những gì họ cần là cung cấp một số cơ chế để các nguyên tố đi ra khỏi nhân [của các tiểu hành tinh] và xâm nhập vào lớp vỏ Trái đất,” ông nói. “Một cơ chế như vậy không hề dễ dàng và rất khó hiểu.”
    Những nơi cùng nghiên cứu vấn đề này đồng thời chỉ ra rằng các mảnh vỡ rất có thể sẽ cày xới phần còn lại của Trái đất sơ khai.-và vẫn bị nấu chảy mãnh liệt, bắn ra ở bên kia trong trạng thái đầy các mảnh vỡ. Các trận mưa của các mảnh vỡ trở lại bề mặt trái đất kéo dài trong cả một thời gian dài.
    “Điều này cho phép các va chạm lớn đem đến rất nhiều vật chất, nhưng với cách thức không quá khác biệt với sự lớn lên của các vật thể nhỏ.”-Trưởng nhóm nghiên cứu nói.
    Nhưng nhóm nghiên cứu ở đại học Purdue của Melosh cũng nghĩ rằng hoàn toàn có thể tông tại vàng trong lớp vỏ của Trái đất, là kết quả của các quá trình hóa học không rõ, nhưng có trật tự và các va chạm không ngẫu nhiên.
    “Quan sát chỉ ra rằng sự tập trung của các nguyên tố này trong lớp vỏ của Trái đất và Sao Hỏa là như nhau, nhưng ở Mặt trăng thì ít hơn nhiều.”, ông nói. “Tất cả những gì mô hình này làm là tạo ra một sự cố hoàn toàn. Và vấn đề là bị va chạm bởi cái gì và thời gian nào?
    "Nó thực sự có thể xảy ra hoàn toàn tình cờ," Melosh nói. "Nhưng thực tế là Trái đất và sao Hỏa trải qua gần như nhau, và có thể thừa nhận mạnh mẽ rằng điều đó không hề mang tính tình cờ.”

  4. #4

    Tựa như vàng mà các nhà thông thái đã mang tới để dâng Chúa Hài Đồng, các nghiên cứu mới đây đã đưa ra giả thuyết rằng chính các tiểu hành tinh khổng lồ có thể đã đem đến cho chúng ta vàng và các kim loại quý hiếm khác ngay từ thủa sơ khai của trái đất (Vàng là một trong 3 món quà mà các nhà Chiêm tinh đã mang đến dâng Chúa trong ngày Lễ Hiển Linh để thể hiện Hài Nhi Giê Su chính là Vua trên các vua của toàn thể vũ trụ này. Hai món quà còn lại là Nhũ Hương mà Mộc Hương lần lượt thể hiện cho thiên tính và nhân tính của Chúa)
    Các nhà khoa học từ lâu đã biết rằng có một lượng lớn kim loại ưa sắt đang bí ẩn nằm dưới lớp vỏ trái đất. Những kim loại này, bao gồm có vàng, lại có xu hướng liên kết với sắt dưới dạng lỏng.
    Cách giải thích tốt nhất được đưa ra là các nguyên tố này có nguồn gốc từ một số dạng vật thể trong không gian đã đem đến trái đất ngay sau khi lõi trái đất được hình thành, tuy nhiên bản chất chính xác của đối tượng va chạm thì vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
    Dựa trên việc mô phỏng bằng máy tính, các nghiên cứu mới đây đã cho thấy chính một số lượng không nhiều các va chạm ngẫu nhiên với sức công phá mạnh, diễn ra cách đây khoảng 4,5 tỷ năm chính là nguồn gốc của các kim loại ưa sắt trên trái đất chúng ta hiện nay.
    Những đối tượng gây ra va chạm này là các vật thể bằng đá còn sót lại sau thời kỳ hình thành các hành tinh trong hệ mặt trời. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng đối tượng va chạm có thể là một vật thể lớn nhất trong số đó đã va vào trái đất, vật thể này có kích cỡ tương đương với Diêm Vương Tinh, chiều rộng khoảng 2,000 dặm (3,220Km)
    Tác giả của nghiên cứu cũng cho rằng trái đất trong thời kỳ đầu cũng không phải là đối tượng duy nhất được tiếp nhận. Cùng thời gian này, Sao Hỏa và Mặt Trăng cũng nhận được các kim loại ưa sắt từ các vụ va chạm khủng khiếp đó. Hơn thế nữa, các vụ va chạm có thể là nguồn gốc của việc xuất hiện nước trên mặt trăng.
    William Bottke - trưởng nhóm nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Phía Nam tại Boulder, Colorado, đã nói rằng: "Những nguyên tố này đang nói lên cho chúng ta biết cái gì đã lao vào thể giới của chúng ta theo kiểu 'huy hoàng' trước khi 'vụt tắt' "
    Tỷ lệ va chạm giống như gieo súc sắc
    Trong khi thực hiện nhiệm vụ, tàu Apollo đã đem về các tảng đá từ Mặt Trăng và từ đó dẫn đến một lý thuyết ngày nay đã được chấp nhận rộng rãi rằng Mặt Trăng được hình thành từ một vụ va quệt giữa trái đất ở thời kỳ đầu với một vật thể có kích thước cỡ sao Hỏa
    Năng lượng từ vụ va chạm sẽ thúc đẩy sự hình thành trái đất và đặc biệt là hình thành sắt tại lõi của nó. Khi điều này xảy ra, các nguyên tố ưa sắt sẽ theo sắt nóng chảy đi từ lớp vỏ vào trong lõi.

    Nhưng chúng ta biết rằng vàng và các nguyên tố ưa sắt khác được tìm thấy nhiều nhất ở lớp vỏ của Trái đất.
    Sử dụng mô hình toán học gọi là phép phân tích Monte Carlo, nhóm của Bottke đã tính toán rằng chỉ có một lượng hạn chế các nguyên tố ưa sắt từ các vụ va chạm lớn phát tán được đến trái đất sau khi đi chệch khỏi Mặt trăng.
    Thiết diện của Mặt trăng chỉ bằng khoảng 1/20 lần thiết diện của Trái đất, do đó, người ta có thể hi vong rằng nếu các kim loại này được phát tán từ các vụ va chạm thì lượng kim loại quý trong lớp vỏ cúa Mặt trăng sẽ bằng 1/20 lần các kim loại quý trong lớp vỏ của Trái đất.
    Vì rằng có hàng triệu vật thể lạ va chạm vào Mặt trăng và Trái đất, nên tỉ lệ của các va chạm là vào cỡ 1:20.
    Thay vào đó, tỉ lệ các kim loại ưa sắt ở trên Mặt trăng chỉ vào cỡ 1:1000 lần trên Trái đất. Theo nghiên cứu, được công bố trên nhật báo Science vào tuần này, điều kì lạ đó có thể giải thích được nếu chúng tính đến một lượng hạn chế các va chạm giữa các vật thể nặng.
    Giống như may mắn đến từ lần tung súc sắc, có thể dễ thấy rằng một vật thể lớn dễ đâm vào Trái đất hơn là va chạm với một vật thể nhỏ hơn như Mặt trăng, và điều này đã tạo nên sự khác biệt về kim loại như chúng ta thấy như ngày nay.
    Có thể tìm thấy dấu vết ở vành đai các tiểu hành tinh?
    Bottke cho biết: “đó là một kết quả đẹp (xác suất va chạm giữa vật thể lớn vào trái đất so với mặt trăng), nhưng chúng ta chứng minh nó như thế nào?”. Theo ông nghĩ, chìa khóa của vấn đề chính là nhìn vào những gì còn sót lại hiện đang tồn tại sau khi các hành tinh trong hệ Mặt trời được hình thành, đó chính là các tiểu hành tinh.
    Ở vành đai phía trong của tiểu hành tinh, có ba thiên thể lớn nhất-Ceres, Pallas và Vesta, có kích thước trong khoảng từ 300-600 dặm (483-966km).
    Những vật thể này lớn hơn nhiều so với thiên thạch lớn nhất còn xót lại trong vành đai tiểu hành tinh, kích thước đo được của nó chỉ khoảng 150 dặm-241km và dường như không còn vật thể nào có kích thước nằm trong khoảng đó.
    “Phần lớn khối lượng của vành đai tập trung ở các vật thể lớn nhất”-Bottke cho biết. “Chúng ở trong tốp đầu những vật thể to, nặng chứa những vật chất phổ biến như chúng ta đã thấy trên Trái đất và Mặt trăng”
    Những miệng phễu trên sao Hỏa cũng cho biết điều tương tự. Kích thước của các hố lâu đời nhất do va chạm trên bề mặt hành tinh đỏ xuất hiện phù hợp với lý thuyết cho rằng hành tinh đỏ đã bị va chạm với một trong những số ít các thiên thạch khổng lồ, Bottke cho biết.

    Các liên kết yếu ớt trong chuỗi suy đoán?
    Trong khi lý thuyết này là khá hấp dẫn, nhà hành tinh học Jay Melosh thuộc đại học Purdue cho rằng ông không tin tưởng lắm vào kết quả này.
    “Đây là một nhóm làm việc rất tốt theo mạng lưới”-Melosh nói về các học giả. “Nhưng tôi tìm ra rằng lý thuyết này thực sự chỉ mang tính ước đoán. Tôi nghĩ mối liên hệ giữa chúng là khá yếu”.
    Melosh lấy ví dụ mà các nhà nghiên cứu cũng phải đồng ý rằng các tảng đá lớn trong vũ trụ sẽ tự hình thành nhân để bẫy vàng và các kim loại ưa sắt khác của chúng.
    “Vấn đề ở đây là, làm thế nào mà nhân của các vật thể va chạm đã từ bỏ vàng của chúng, và vàng lại được tái cấy ghép trong lớp vỏ của Trái đất và Sao Hỏa?”-ông nói. “Cách này chỉ xảy ra nếu như sắt trong nhân của các vật thể va chạm đã bị oxy hóa.”-Nhưng điều đó đòi hỏi một nguồn ôxi dồi dào, nhưng điều này lại không xảy ra trong hầu hết các mô hình sơ khai của Trái đất.
    “Vì vậy những gì họ cần là cung cấp một số cơ chế để các nguyên tố đi ra khỏi nhân [của các tiểu hành tinh] và xâm nhập vào lớp vỏ Trái đất,” ông nói. “Một cơ chế như vậy không hề dễ dàng chút nào và rất khó hiểu.”
    Những nơi cùng nghiên cứu vấn đề này đồng thời chỉ ra rằng các mảnh vỡ rất có thể sẽ cày xới toàn bộ phần còn lại của Trái đất sơ khai.-và vẫn bị nấu chảy mãnh liệt, bắn ra lên cao trong trạng thái đầy các mảnh vỡ. Các trận mưa mảnh vỡ quay trở lại bề mặt trái đất diễn ra trong cả một thời gian dài.
    “Điều này cho phép các vụ va chạm lớn phát tán một lượng lớn các kim loại của mình, nhưng với cách thức không quá khác biệt với sự tăng lên về kích thước của các vật thể nhỏ.”-Trưởng nhóm nghiên cứu nói.
    Nhưng Melosh cũng nghĩ rằng hoàn toàn có thể tồn tại vàng trong lớp vỏ của Trái đất do kết quả của các quá trình hóa học theo một trình tự nhất định chưa được biết đến, chứ không phải là từ các va chạm ngẫu nhiên.
    “Các quan sát chỉ ra rằng sự tập trung của các nguyên tố này trong lớp vỏ của Trái đất và Sao Hỏa là như nhau, nhưng ở Mặt trăng thì ít hơn nhiều.”, ông nói. “Những gì mô hình này tạo ra là một sự cố hoàn toàn ngẫu nhiên. Vấn đề là bị va chạm bởi cái gì và thời gian nào?
    "Nó thực sự có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên," Melosh nói. "Nhưng thực tế cho thấy những gì mà Trái đất và sao Hỏa biểu lộ lại gần như đều gợi ý rằng nó không phải là ngẫu nhiên.”
    [IMG]images/smilies/113.gif[/IMG]

  5. #5
    Anh chỉnh sửa lại bài cho em rùi đấy. Em xem có chỗ nào thấy mình chưa phù hợp hoặc mình không đồng ý với cách dịch của anh thì reply lại để trao đổi nhé.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Hic, em phục vốn từ vựng phong phú của bác quá. Thực ra khó khăn lớn nhất trong quá trình dịch của em là về mặt ngôn ngữ. Có thể em hiểu họ nói gì nhưng nhiều khi không thể tìm được từ tiếng Việt tương đương để diễn tả [IMG]images/smilies/22.gif[/IMG]. Thanks bác nhiều ạ. Bài này ổn, em nghĩ có thể đưa lên trang chủ được rồi.
    p/s: Ah, bác cùng dịch cái Astronomy for kids đi, phần Solar system đó ^^! :d


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Thiên thạch bất ngờ bay sượt qua Trái Đất
    Bởi legend31 trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-09-2016, 08:41 AM
  2. Ảnh thiên văn ngày 18/04/2014: Lặn vào trái tim của Tinh vân Orion
    Bởi drspiller trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 22-04-2014, 01:26 PM
  3. Ảnh thiên văn ngày 15/04/2014: Trái tim của Tinh vân Nhện
    Bởi thangtkt trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 16-04-2014, 01:53 PM
  4. Phobos: Vệ tinh mang điềm gở - APOD 28/10/2012
    Bởi thuvanit trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-11-2012, 01:03 PM
  5. ISS mang theo vệ tinh F-1 bay qua bầu trời Hà Nội-5/8/2012
    Bởi tainguyen12 trong diễn đàn Phim, ảnh thiên văn nghiệp dư
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 08-08-2012, 11:47 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •