Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Ảnh đẹp về hiện tượng nhật thực lúc rạng sáng 2/6
    Rạng sáng hôm thứ Năm (2/6), theo giờ Việt Nam, hiện tượng nhật thực đã diễn ra tại rất nhiều nơi trên thế giới.

    Nhật thực vào ban đêm? Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là một hiện tượng thiên nhiên hoàn toàn có thể xảy ra đấy. Hiện tượng này thường diễn ra tại các quốc gia thuộc vùng cực Bắc, nơi có Mặt Trời mọc vào nửa đêm.

    Có thể được quan sát một cách dễ dàng tại các vùng hẻo lánh phía Bắc bán cầu, hiện tượng Nhật thực một phần lần này xảy ra đầu tiên ở phía Đông Á, sau đó “đi ngược” qua các khu vực có múi giờ khác nhau thuộc Siberia, Scandinavia, Iceland, Canada và Alaska. Chính vì vậy, hiện tượng Nhật thực này bắt đầu vào rạng sáng ngày thứ năm (2/6) nhưng lại kết thúc vào… tối thứ tư (1/6).

    Hiện tượng Nhật thực một phần xảy ra hôm thứ Năm là hiện tượng Nhật thực thứ hai trong năm 2011 (lần thứ nhất diễn ra vào tháng 1), diễn ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời.

    Ngược lại, Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa Mặt Trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt Trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt Trời. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần Nhật thực nào, Nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút). Ví dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút.

    Dấu hiệu đầu tiên khi bóng của Mặt Trăng che khuất Đĩa Mặt Trời có thể được quan sát tại phía Bắc Trung Quốc và Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 giờ sáng thứ năm theo giờ địa phương. Ngay sau đó, khoảng 60% Mặt trời sẽ bị che khuất tại Siberia thuộc Nga.

    Theo chuyên gia về Nhật thực - Jay Pasachoff thuộc Ủy ban nghiên cứu và thăm dò của tổ chức National Geographic - hiện tượng nhật thực tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 1 tháng 7, tuy nhiên sẽ chỉ có một phần rất nhỏ khu vực Nam Cực là quan sát được. Không có một máy bay nào đi qua khu vực này vào thời gian đó. Do vậy, rất đáng tiếc là con người sẽ không xem được hiện tượng này.

    Theo : khoahoc.com.vn

  2. #2
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi vodoitienboi
    Bức ảnh này đẹp quá, không những thể hiện rõ mặt trời đang bị một vật thể hình cầu (mặt trăng) che khuất mà còn cho thấy mặt Trăng tuy nhỏ bé nhưng đâu có thua kém mặt trời khổng lồ.
    P/S sự vừa khít về độ che phủ của mặt trăng và mặt trời để dẫn tới hiện tượng nhật thực và nguyệt thực toàn phần chỉ duy nhất có ở trái đất tính trong hệ mặt trời - perfect!

  3. #3
    Guest
    Thiên nhiên tạo ra rất nhiều sự hoàn hảo đến không ngờ mà con người đã và chưa biết đến . Như là mặt trời to gấp 400 lần mặt trăng ( nếu em k nhầm ) , hoàn hảo thay khoảng cách từ trái đất đến mặt trời bằng 400 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng và hoàn hảo tiếp là trên cái hành tinh có sự hoàn hảo ấy có sinh vật thông minh sống để chứng kién cái sự hoàn hảo kia [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Vết đen lúc hoàng hôn - APOD 06/07/2013
    Bởi nguyentientung0457 trong diễn đàn Mỗi ngày một ảnh thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-07-2013, 01:18 PM
  2. Nguyệt thực một phần lúc Chạng vạng 4/6/2012
    Bởi trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 29-05-2012, 02:24 AM
  3. Nhật Thực một phần lúc Hừng Đông 21/5/2012
    Bởi mbay trong diễn đàn Quan sát thiên văn
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-05-2012, 04:09 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •