Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0







    Buzz Aldrin đang bước xuống mặt Trăng từ thang nhỏ – ảnh do đội trưởng Neil Armstrong chụp.






    Aldrin chào Cờ Hoa Kỳ




  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0





    Aldrin










    Aldrin lắp ráp thiết bị đo địa chấn


  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0







    Armstrong




    Hình ảnh mặt trăng khi apolo11 rời khỏi




    Trái đất thân yêu!


  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0


    Nguồn: http://history.nasa.gov/ap11ann/kippsphotos/apollo.html

  6. #6
    Guest
    woa :O hình ảnh chất lượng và quá đẹp , thích thích :x

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đôi điều về nhà du hành Neil Armstrong - Phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng
    Neil Armstrong (sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng ngày 20 tháng 7 năm 1969, trong chuyến du hành trên tàu Apollo 11 cùng Buzz Aldrin & Michael Collins.
    Khi đặt chân xuống Mặt trăng, ông đã nói một câu bất hủ: "Đây là bước chân nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại".

    Thật khó tin rằng những nhà du hành vũ trụ đã chấp nhận những rủi ro. Trước khi tàu Apollo 11 cất cánh, nhiều người đã nghĩ tới tình huống xấu nhất trong chuyến đi của 3 nhà du hành. Một trong những chuyên gia viết bài phát biểu cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã chuẩn bị bài phát biểu với tựa đề: “Thảm họa mặt trăng”. Bài phát biểu bắt đầu bằng câu: “Số phận đã quyết định rằng những người thám hiểm mặt trăng yên nghỉ vĩnh viễn trên đó trong thanh bình”. Theo kế hoạch, nếu nỗ lực rời khỏi mặt trăng thất bại, trung tâm điều khiển dưới mặt đất sẽ cắt đứt mọi liên lạc với khoang đổ bộ và phó mặc mạng sống của hai phi hành gia.May mắn thay! Cả 3 phi hành gia đã trở về trái đất an toàn, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại về con người chinh phục vũ trụ.

    Phát hiện mới về phát ngôn của Neil Armstrong trên mặt trăng
    Trong một phân tích về ngôn ngữ mới công bố khẳng định, Neil Armstrong đã bỏ chữ “a” trong câu nói nổi tiếng của mình khi đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969. Đáng lẽ ra câu nói của Armstrong là: “One small step for a man”.

    Trên thực tế, đoạn băng ghi âm đầy đủ câu nói của Armstrong chỉ là: “One small step for man. One giant leap for mankind”. Xét về ngữ pháp, Armstrong đã sai khi bỏ đi mạo từ "a". Về việc này, Armstrong giải thích rằng, ông đã nói là “a man” chứ không phải “man” như trong băng ghi âm.

    Trước đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Neil Armstrong “định” nói “a man” nhưng do áp lực không khí nên chữ “a” đã biến mất. Và họ khẳng định mặc dù cụm từ đó không hoàn toàn chính xác về mặt ngữ pháp nhưng nó vẫn chứa đựng “chất thơ”.

    So về mặt nhịp điệu và đối xứng thì câu nói đó đã “bắt” được khoảnh khắc “thiên anh hùng ca” trong lịch sử loài người một cách hoàn hảo. Cũng có bằng chứng mới cho rằng, câu nói đầy “thi vị” này là tự phát chứ không phải theo “kịch bản” có sẵn của NASA hay Nhà Trắng.

    Giải thích về sự không nhất quán này có hai giả thiết, một là tĩnh điện chuyển hóa đã “xóa” mất chữ “a”, hai là chất giọng Ohio của Armstrong phát âm tương đối nhẹ mạo từ.
    Để kết thúc các tranh cãi này, Tiến sĩ Chris Riley, tác giả của cuốn sách Haynes Apollo 11: An Owner's Manual và nhà ngôn ngữ học John Olsson đã cho ra đời một bản phân tích chi tiết nhất về câu nói của Neil Armstrong.
    Riley và Olsson đã nghiên cứu các bản băng từ tính từ Trung tâm Vũ trụ Johnson, Houston ghi âm lời nói của Neil Armstrong trước và sau khi thực hiện nhiệm vụ. Những đoạn băng này cho thấy không có mạo từ “a” trong câu nói của Armstrong. Theo Riley, bản ghi âm cho thấy, chữ “r” trong từ “for” và chữ “m” trong từ “man” nối liền với nhau, và không có chỗ cho từ “a”. Như vậy, việc mất từ "a" có vẻ không phải do trục trặc kỹ thuật mà do Armstrong nói nhịu.
    Tuy nhiên, phân tích của Riley chỉ ra chủ đích của Armstrong là “a man” bởi ông đã lên giọng khi nói từ “man” trong khi hạ giọng ở từ “mankind”. Theo Olsson, điều này cho thấy Armstrong đã sử dụng sự đối lập mà chúng ta vẫn thường thấy trong các bài phát biểu. "Điều đó có nghĩa là ông ý thức được sự khác nhau giữa từ “man” và “mankind”, vì vậy từ “man” ở đây để chỉ một con người chứ không phải toàn bộ loài người”, Olsson nói. Do đó, câu nói của Armstrong vang mang ý nghĩa: "Bước chân nhỏ của con người nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại".
    Về việc cho rằng Neil Armstrong đã có kịch bản từ trước, Olsson giải thích: “Khi nhìn hình ảnh của Armstrong trên Mặt Trăng, bạn sẽ thấy rằng ông vừa di chuyển vừa nói. Ông nói từ đầu tiên “đây là” ngay khoảnh khắc ông đặt chân lên Mặt Trăng và khi ông nói “một bước tiến vĩ đại của loài người” thì ông đang di chuyển cả người của mình. Bên cạnh đó, ông cũng không sử dụng từ nối “và” hay “nhưng” giữa hai vế của câu. Vì vậy, với tất cả những lý do trên, chúng ta có thể thấy rằng đây hoàn toàn là một câu nói không có sự sắp đặt từ trước”.
    Ông cũng khẳng định rằng, lỗi nói nhịu không khiến câu nói của Armstrong mất ý nghĩa: “Tôi cảm thấy hài lòng vì nghiên cứu của mình, điều đó không có nghĩa là hướng sự chú ý tới lỗi phát âm vụn vặt này, mà chúng ta cần phải ghi nhận những cống hiến của Neil Armstrong”.

    Neil Armstrong hiện nay sống ra sao ?
    Neil Armstrong không hề muốn được ghi nhận như là người đặt chân lên mặt trăng, mặc dù cách đây 40 năm, ông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
    Armstrong không hề muốn trở thành tiêu điểm chú ý của dư luận. Ông không cho ai chữ ký, không chấp nhận trả lời phỏng vấn, không nhận lời mời đến các trường quay truyền hình, không thích nói về các nhiệm vụ mà mình đã gánh vác nhiệm vụ tại con tàu Apollo.
    Trả lời câu hỏi về cuộc thám hiểm mặt trăng, Neil Armstrong từ chối trả lời về vấn đề này; đã rất nhiều lần phóng viên đăng ký được phỏng vấn ông nhưng ông đều từ chối. Theo Washington Post cho biết, đã có lần ông khẳng định: “Cần thêm một thời gian nữa trôi qua để mọi người không còn nhận ra tôi là nhà du hành vũ trụ…” Vợ ông, bà Carol cho biết ông đã một lần nói như vậy…
    Những ai từng quen biết Armstrong cho biết: Ông chẳng có gì thay đổi kể từ khi bước chân lêm mặt trăng quay về: vẫn giản dị và khiêm nhường. Khi được hỏi về chuyến đi lịch sử này, Armstrong đã nói về công sức của 400.000 con người đã bỏ ra để làm ra một con tàu đưa ông và Buzz Aldrin lên mặt trăng.
    Thái độ của Armstrong hoàn toàn khác xa với bạn ông, Buzz Akdrin, một con người luôn cởi mở với mọi người và báo chí. Buzz Akdrin không chỉ xuất hiện trên báo chí mà còn tham gia đóng phim quảng cáo.
    Sự khác biệt về tính cách của hai con người: Armstrong là con người hiền lành, chín chắn và khiêm tốn nên luôn thích ứng với mọi tình huống. Khi Armstrong được lựa chọn là người chỉ huy con tàu Apollo 11, Aldrin đã tỏ ra bực bội và suy sụp mất một thời gian.
    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Armstrong tiếp tục nhận một công việc tại NASA; sau đấy ông trở thành Giáo sư tại Đại học Cincinnati trong những năm 70…
    Ông muốn mọi người biết đến ông qua công việc hàng ngày chứ không phải việc đã làm lóe sáng tại một khoảnh khắc nào đó…

    Neil Armstrong và những hoài niệm về chuyến bay lịch sử Apollo 11
    Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng ca ngợi cuộc chạy đua không gian trong những năm 1950, 1960 như là một ví dụ cạnh tranh hòa bình giữa hai đối thủ siêu cường. Phi hành gia Hoa Kỳ Neil Armstrong nói chuyện tại Bảo tàng viện Hàng không Không gian tại Washington trước kỷ niệm 40 năm ngày ông đổ bộ lên mặt trăng trên chuyến bay của phi thuyền Apollo 11.
    Chỉ huy trưởng chuyến bay của phi thuyền Apollo 11, phi hành gia Neil Armstrong được ghi nhớ mãi mãi là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và nói lên những lời nói bất tử:
    Neil Armstrong: “Một bước nhỏ của một người, một bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại.”
    Ông Neil Armstrong nói là hiện nay cuộc chạy đua không gian giữa Hoa Kỳ và cựu Liên bang Xô Viết mà kết quả cuối cùng là những chuyến bay của phi thuyền Apollo đã phục vụ cho những mục đích giá trị.
    Neil Armstrong: “Đây là một cuộc cạnh tranh hoà bình: Hoa Kỳ đối đầu với Liên bang Xô viết. Đây là một cuộc ganh đua cật lực cho phép hai bên vượt lên cao với những mục tiêu về khoa học, học hỏi và khám phá. Cuối cùng cuộc ganh đua cung cấp một cơ chế cho việc hợp tác giữa hai cựu đối thủ. Trong nghĩa đó, cùng với những lý do khác thì đây là một cuộc đầu tư trên tầm mức quốc gia đặc biệt cho cả hai bên.”
    Hình ảnh của Armstrong và Edwin “Buzz” Aldrin, người lái Mô-đun Lunar trên mặt trăng được hơn nửa tỉ khán giả trên trái đất theo dõi một cách thích thú. Cho đến ngày nay, chuyến bay của phi thuyền Apollo vẫn là một trong những thành tựu về công nghệ vĩ đại nhất và được hoan nghênh nhiều nhất.
    Tại Bảo tàng viện Hàng không Không gian, phi hành gia Aldrin kêu gọi khẩn thiết việc làm sống lại chương trình không gian của Hoa Kỳ và cam kết đưa người lên Sao Hỏa.
    Edwin Aldrin: “Nước Mỹ có còn mơ những giấc mơ vĩ đại hay không? Nước Mỹ có còn tin tưởng vào chính mình hay không? Nước Mỹ có sẵn sàng với những thách đố to lớn ở tầm vóc quốc gia hay không? Tôi kêu gọi thế hệ kế tiếp và những nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta trả lời câu hỏi này là: Vâng, chúng ta có thể làm được.”
    Phi hành gia Aldrin đã có dịp đưa đề nghị của mình lên Tổng Thống Barack Obama vào tối ngày thứ Hai 20 tháng 7 trong một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc.

    nguồn:http://bacbaphi.com.vn/entertainment...B7t-Tr%C4%83ng

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    “Mật vụ” mặt trăng trên con tàu Apollo


    Cách đây hơn 40 năm, vào ngày 20/7/1969, hai nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã rời khỏi tàu Apollo đặt chân xuống mặt trăng tại Biển Tĩnh và ở đó gần hai giờ. Họ đã đặt trên mặt trăng quốc kỳ của nước mình cùng nhiều dụng cụ khoa học, thu thập 20kg đất sỏi mặt trăng và chụp hàng trăm bức hình.
    Trong những năm tiếp theo đã có 5 đoàn du hành từ trái đất bay lên tới mặt trăng. Đã có rất nhiều bài báo và sách viết về các chuyến đi tìm "chị Hằng" đó nhưng hóa ra, theo báo Nga Komsomolskaya Pravda, cho tới hôm nay, vẫn còn khá nhiều bí mật chưa được hoặc ít được công bố.

    Trước hết phải giữ sạch trong tàu

    Bức ảnh đầu tiên chụp trên mặt trăng gần như là chưa từng được in ra ở đâu. Việc làm đầu tiên của các nhà du hành vũ trụ Mỹ, khi mở cửa con tàu Apollo, là vứt ra khỏi tàu tất cả số rác tích tụ trong đó sau những ngày bay lên từ trái đất tới mặt trăng. Và chính số rác này đã hiện lên ở phần trước bức ảnh đó.
    Tất nhiên, không đẹp mấy sự bắt đầu chinh phục một thế giới mới bằng việc làm bẩn nó bởi những rác thải của con người trái đất. Nhưng nói cho cùng, cũng nên lượng thứ cho các nhà du hành vũ trụ: trên mặt trăng hiển nhiên là không có thùng rác, còn rác của tàu vũ trụ thì cũng đã được bó gọn thành bịch rồi.

    Armstrong ở đâu?
    Trong những bức ảnh mà các nhà du hành vũ trụ trên con tàu Apollo 11 chụp trên mặt trăng chỉ có hình ảnh của một mình Aldrin: Aldrin đi từ tàu theo cầu thang xuống mặt trăng, Aldrin đứng trên bề mặt trăng, chào cờ, mang và đặt các công cụ khoa học, thu thập đất mặt trăng... Thế còn Armstrong lúc đó ở đâu?
    Nguyên do là ở chỗ, lãnh đạo Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Mỹ (NASA) lúc đó cho rằng, trong chuyến công tác lên mặt trăng, chỉ cần một máy ảnh cho hai nhà du hành vũ trụ. Và phần lớn các bức ảnh chụp trên đó là do Armstrong thực hiện. Đôi khi ông cũng trao máy ảnh cho Aldrin nhưng nhà du hành vũ trụ này đã không chụp cho chỉ huy của mình được một bức chân dung nào cho ra hồn. Armstrong chỉ lọt được vào ống kính có một lần và dường như là tình cờ: ông được chụp ở khoảng cách xa và từ phía sau lưng.
    Từ sau chuyến công du đó, lãnh đạo NASA đã không tiết kiệm nữa và phát cho các nhà du hành vũ trụ đi công tác mỗi người riêng một máy ảnh.

    Không có cờ Mỹ ấy trên mặt trăng!
    Bức ảnh chụp nhà du hành vũ trụ Aldrin đang đứng chào cờ Mỹ đã được in rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng kèm theo đó không có thông tin về việc lá cờ đó từ lâu đã không còn đứng ở trên mặt trăng nữa. Nó được cắm xuống đất ở quá gần nơi Apollo hạ cánh và chỉ được cắm rất nông nên khi con tàu cất cánh trở về trái đất, nó đã bị thổi ngã. Armstrong và Aldrin nhìn thấy cảnh lá cờ Mỹ bị thổi bạt đi nhưng đã im lặng không kể gì về chuyện này sau chuyến đi. Chỉ gần đây, họ mới tiết lộ tình tiết đó.
    Sau 40 năm có lẽ chẳng có thứ gì còn lại từ vuông cờ nilon nằm trên bề mặt trăng ngày ngày bị thiêu tới cả trăm độ C.
    Trong các chuyến công du sau, các lá cờ đã được cắm xuống mặt trăng cẩn thận hơn: ở cách xa nơi tàu hạ cánh và dùng búa để đóng cán cờ vào sâu trong bề mặt trăng. Vì thế, những lá cờ đó đã đứng được sau khi các con tàu vũ trụ cất cánh rời khỏi mặt trăng về trái đất (có thể nhìn thấy rõ điều này qua các thước phim quay qua cửa sổ tàu vũ trụ khi cất cánh). Tuy nhiên, không loại trừ là từ đó tới nay những lá cờ này đã bị ánh nắng mặt trời chói chang chiếu xuống mặt trăng thiêu đốt tơi tả.

    Công cụ có ích nhất
    Nhà du hành vũ trụ Alan Bean, thành viên đoàn bay trên tàu Apollo 12, người thứ tư đặt chân lên mặt trăng ở tuổi 37, đã phát hiện ra rằng, công cụ có ích nhất trên đó là cái búa. Ông đã sử dụng búa trên mặt trăng không chỉ để làm việc chính là đóng cán cờ vào sâu bề mặt trăng và đẽo đá mang về, mà còn dùng nó để cứu toàn bộ chương trình khoa học của chuyến bay lên đó.
    Để công cụ khoa học mà các nhà du hành vũ trụ đã mang lên mặt trăng có thể hoạt động được, đã cần phải lắp vào máy phát điện một cái lõi làm từ chất phóng xạ plutonium. Thế nhưng, cái lõi này mãi vẫn không chịu rời khỏi container mà nó đã được xếp vào đó trong chuyến bay lên mặt trăng. Phải chờ đến khi Bean mang búa ra dùng thì cái lõi đó mới thôi không cứng đầu cứng cổ nữa. Bean cũng đã dùng búa để sửa cái camera truyền hình bị cháy nhưng không thành công cho lắm.
    Khi tàu Apollo 12 cất cánh rời khỏi mặt trăng, Bean đã không vứt cái búa ấy đi theo đúng quy tắc đã định mà mang nó theo mình về trái đất. Cái búa đó hiện nay vẫn còn có tác dụng đối với Bean: sau khi trở về từ mặt trăng, Bean đã theo nghề hội họa và ông dùng cái búa đó tạo nên những dấu hiệu đặc biệt mang dáng vẻ riêng trên những bức tranh của mình.

    Ý đồ nhiếp ảnh không thành công

    Charles Conrad và Alan Bean, những nhà du hành vũ trụ trên con tàu Apollo 12, quyết định chụp một bức ảnh chân dung chung trên mặt trăng. Trước chuyến bay lên đó không lâu, họ vào một cửa hàng dụng cụ nhiếp ảnh mua bộ phận bấm máy ảnh tự động và tìm được cách mang nó lên tàu. Thế nhưng, kế hoạch tinh vi đã không mang lại hiệu quả mong đợi.
    Trước khi bước xuống bề mặt mặt trăng, các nhà du hành vũ trụ đã đặt bộ phận bấm máy ảnh tự động vào container chứa các mẫu vật và các dụng cụ làm việc nhưng khi cần thiết, đã không thể tìm thấy nó trong đó: trong container dưới ánh sáng mặt trăng mờ mịt là cả một khoảng tối mênh mông và qua găng tay của bộ y phục đặc biệt không thể nào sờ ra được cái bộ phận bấm máy ảnh tự động bé xíu.
    Mà đổ mọi thứ trong container đó ra bề mặt mặt trăng thì các nhà du hành vũ trụ lại không dám vì sợ đánh mất những thứ đã thu thập được hay những dụng cụ đã được ghi vào danh mục. Chỉ lúc vào lại trong tàu vũ trụ, Conrad và Bean mới tìm thấy được bộ phận bấm máy ảnh tự động sau khi đổ mọi thứ từ container ra một cái thùng đặc biệt.
    Câu chuyện này về sau đã được Bean đưa vào một bức tranh của ông "Bức ảnh đáng kinh ngạc mà chúng tôi đã không thể thực hiện được". Trong bức tranh này vẽ hai nhà du hành vũ trụ đang giang tay ra trước ống kính máy ảnh đặt trên container.

    500 USD cho một câu nói
    Trước khởi hành của con tàu vũ trụ Apollo 12, chỉ huy đoàn bay Charles Conrad đã trò chuyện với nữ ký giả người Italia, Oriana Falacci. Mỹ nhân làm báo này khẳng định rằng, những câu nói văn hoa về "bước chân nhỏ và bước tiến lớn" như con người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng Neil Armstrong đã nói, là do các chuyên gia quảng cáo nghĩ ra và buộc các nhà du hành vũ trụ nói ra với công chúng.
    Conrad đã cực lực phản đối ý kiến đó và bảo, chúng tôi muốn nói cái gì thì nói thứ đó. Cuối cùng, hai người đã đánh cược với nhau 500 USD về việc, một khi ông đặt chân lên mặt trăng rồi, có thể sẽ nói một câu gì đó mà rõ ràng là không phải câu mà thượng cấp đã buộc ông phải nói cho đúng ngữ cảnh. Và nhà du hành vũ trụ Conrad, vốn vóc dáng thấp bé, khi bước ra khỏi cửa con tàu Apollo 12 đã thốt lên: "Xong rồi! Đối với Neil Arrmstrong, đây có thể là một bước nhỏ nhưng đối với tôi, đó là một bước dài!".
    Của đáng tội, Conrad về sau vẫn không nhận được 500 USD đã thắng cược. Ông đã chết ngày 8/7/1999 vì một tai nạn xe máy ở vùng núi California. Vài năm sau đó, nữ phóng viên Oriana cũng qua đời.

    Ở đâu cũng cần nghĩ tới phụ nữ
    Theo một nghiên cứu khoa học, những người đàn ông mê phái đẹp cứ năm phút lại nghĩ tới tình yêu một lần. Các nhà du hành vũ trụ Mỹ không đến nỗi như thế nhưng khi bay lên mặt trăng cũng không hẳn là không nghĩ tới phái đẹp. Chính vì thế nên đồng nghiệp của họ, khi chuẩn bị cho họ bay lên mặt trăng, đã đính vào tập sách gắn ở tay áo bộ y phục bay của họ, ngoài danh mục những nhiệm vụ cần phải thực hiện trong chuyến công tác, còn có hình ảnh gợi cảm của những mỹ nhân nổi tiếng.

    Không ai thay tàu giữa chuyến bay
    Trong chuyến bay của tàu vũ trụ Apollo 13 đã xảy ra một thảm họa: trên đường lên mặt trăng, trong module service đã bị nổ bình chứa oxy nên con tàu đã bị mất toàn bộ nguồn khí oxy. May thay, lunar module, gắn với con tàu chính vẫn hoạt động tốt nên với sự giúp đỡ của động cơ của nó, các nhà du hành vũ trụ đã điều chỉnh được đường đi và trở về trái đất. Khí oxy, nước và năng lượng của lunar module đã được tiêu thụ trong cơ chế tiết kiệm tối đa và nguồn dự trữ của nó đã đủ cho đoạn đường trở về.
    Trước khi hạ cánh xuống mặt đất, các nhà du hành vũ trụ đã dùng vụ nổ để vứt bỏ service module. Chỉ huy đội bay James Lovell kinh ngạc trước cảnh tượng đang phải chứng kiến, đã thông báo với mặt đất: "Con tàu đã bị mất cả một bên sườn!". Và từ mặt đất, ông nhận được câu trả lời: "James, nếu cậu không lo lắng tốt hơn cho con tàu của mình chứ không phải cho module, chúng tôi sẽ không thể cung cấp cho cậu con tàu khác nữa đâu!"

    nguồn:http://bacbaphi.com.vn/entertainment...B7t-Tr%C4%83ng

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    em thích cái ảnh Trái Đất nhìn từ Mặt Trăng nhất :x


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên lên vũ trụ
    Bởi seoergato trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-08-2016, 08:22 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 23-07-2016, 07:54 AM
  3. Nga lên kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng
    Bởi phamhoasp trong diễn đàn Tin báo chí
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-09-2015, 02:01 AM
  4. 12 người đầu tiên đặt chân lên bề mặt của Mặt Trăng
    Bởi trong diễn đàn Thiên văn phổ thông
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 31-03-2013, 11:58 AM
  5. 5 Bước lên mặt trăng
    Bởi nurseshirt trong diễn đàn Trái Đất - Hệ Mặt Trời
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-08-2012, 05:55 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •