Credit & Copyright: Juan Carlos Casado (TWAN)
Nguồn: Astronomy Today on facebook

Bạn đã bao giờ ngước mắt lên bầu trời đêm để nhìn ngắm Sông Ngân? Thậm chí bạn đã có cơ hội hoặc từng nghĩ mình có thể nhìn thấy Sông Ngân như bức ảnh ở trên chưa? Bạn hãy chọn một đêm trong lành, một nơi không quá nhiều ánh sáng từ khu vực xung quanh, một thời điểm thích hợp, khi đó bạn sẽ thấy một nhánh của Sông Ngân mờ ảo đang vắt ngang qua bầu trời đêm. Nhánh sông này chính là hình ảnh đĩa Ngân Hà của chúng ta. Vì chúng ta ở trong chiếc đĩa đó nên nhánh sông xuất hiện giống như đang ôm lấy Trái Đất. Bức ảnh kỳ thú ở trên là mái vòm Ngân Hà của chúng ta, tuy nhiên nếu chỉ bằng mắt thường, chúng ta không thể nhìn được toàn bộ khung cảnh này. Hình ảnh này thực chất là sự kết hợp bằng kỹ thuật số của 9 bức ảnh chụp theo kỹ thuật panorama (chụp toàn cảnh với góc nhìn rộng - dịch giả) với góc quét trải rộng 360 độ. Bức được chụp tại Công viên quốc gia Teide trên đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Trong ảnh còn có núi lửa Teide xuất hiện gần trung tâm bức ảnh, phía sau khung cảnh núi lửa chúng ta có thể thấy rất nhiều tảng đá lớn. Xa phía sau cấu trục địa tầng là rất nhiều kỳ quan của bầu trời đêm có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trước hết đó là vòng cung Sông Ngân vắt qua bầu trời, Chị Hằng đang đến tuổi trăng tròn tỏa sắc bên dưới vòng cung và cụm sao mở Pleiades (bạn có tìm thấy cụm sao này không? [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG] ). Thời gian phơi sáng lâu khi chụp ảnh cũng đem đến rất nhiều kỳ quan khác mà bình thường chúng chỉ tồn tại trong nhận thức của chúng ta của bầu trời. Tên của chúng đã được chú thích trong đó có Vòng Cung Barnard (Barnard's Loop - một tinh vân phát xạ trong chòm Orion), trong ảnh nó giống như một nửa chiếc nhẫn màu đỏ phía dưới Dải Ngân Hà.