Chụp ảnh thiên văn ngày càng gần gũi hơn với những người yêu thiên văn. Chỉ cần 1 thiết bị ghi hình, 1 kính thiên văn thì bất cứ ai cũng có thể chụp một tấm ảnh thiên văn cho riêng mình.
Thiết bị chụp ảnh thiên văn chuyên dụng nhất là CCD, kế đó là máy ảnh, rồi webcam. Chụp ảnh thiên văn bằng máy ảnh thì đòi hỏi kính thiên văn phải chắc chịu được trọng lượng của máy ảnh (tầm 1kg) để hình không bị rung khi chụp.
Có 3 cách chụp ảnh thiên văn bằng máy ảnh qua kính thiên văn:
- Chụp trực tiếp: sử dụng body chụp trực tiếp ảnh qua kính thiên văn (không có thị kính)
- Chụp gián tiếp:
+ Chụp thông qua thị kính không lens: Chụp ảnh qua kính thiên văn có thị kính, máy ảnh không có lens, chỉ dùng body
+ Chụp thông qua thị kính có lens: Chụp ảnh thông qua thị kính, sử dụng máy ảnh có lens (cách này phải chế giá đỡ và tương đương với việc kê máy ảnh chụp qua kính, hơi khó chụp nên không nêu ra ở đây).
I. Chụp ảnh trực tiếp qua kính: Cách này chỉ sử dụng được đối với các máy ảnh có thể tháo lens ra được
Dụng cụ để chụp ảnh bao gồm:

Máy ảnh và T-adapter

Mount M42
Lấy mount M42, ở đây máy ảnh dùng để minh họa là máy ảnh canon nên dùng mount M42 của canon, nếu bạn nào dùng nikon hay pentax thì lấy mount M42 tương ứng với máy của mình

Kính thiên văn
Cách thức chụp:
Tháo lens ra khỏi máy ảnh, chỉ sử dụng phần body của máy ảnh

Tháo T-adapter ra, T-adapter bao gồm 3 phần như hình dưới. Với cách chụp trực tiếp, ta chỉ cần dùng phần đầu của T-adapter

Lấy phần đầu của T-adapter gắn vào mount M42


kết quả như hình sau

Như vậy ta có được adapter dành cho việc chụp trực tiếp

Gắn bộ adapter này vào body máy ảnh

kết quả ta có

Sau đó gắn máy ảnh vào ống để thị kính của kính thiên văn (tất nhiên là phải tháo thị kính ra) như hình sau:


hoặc ta có thể gắn trực tiếp vào phần thân sau của kính thiên văn (tháo bộ phận đổi góc của kính thiên văn) như sau:


Như vậy ta đã có thể chụp ảnh được thông qua kính thiên văn, lúc này ống tube của kính thiên văn tương đương với 1 lens máy ảnh thông thường (nhưng toàn bộ phải lấy nét Manual)
Nguồn : HAAC