Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1

    Một trong những nỗ lực đáng ngạc nhiên nhất mà con người từng thực hiện là sự thám hiểm không gian. Một phần lớn của sự ngạc nhiên ấy là tính phức tạp. Thám hiểm không gian thật phức tạp vì có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết và có quá nhiều chướng ngại phải vượt qua. Bạn có những thứ đại loại như thế này:
    - Chân không vũ trụ
    - Vấn đề điều khiển nhiệt
    - Khó khăn của việc quay trở vào khí quyển
    - Cơ học quỹ đạo
    - Tiểu thiên thạch và các mảnh vụn vũ trụ
    - Bức xạ vũ trụ và bức xạ mặt trời
    - Hậu cầu của việc có các thiết bị hoạt động trong môi trường không trọng lượng

    Nhưng vấn đề lớn nhất là việc khai thác đủ năng lượng để đưa phi thuyền ra khỏi mặt đất. Đó là nơi động cơ tên lửa xuất hiện.

    Một mặt, các động cơ tên lửa đơn giản đến mức bạn có thể chế tạo và cho bay thử một mẩu tên lửa của riêng bạn với chi phí không đắt chút nào. Nhưng mặt khác, các động cơ tên lửa (và hệ thống nhiên liệu của chúng) lại phức tạp đến mức chỉ có ba quốc gia thật sự từng đưa con người lên trên quỹ đạo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát các động cơ tên lửa để tìm hiểu cách thức chúng hoạt động, đồng thời tìm hiểu một số tính phức tạp xung quanh chúng.
    Khi đa số mọi người nghĩ về các động cơ, họ hay nghĩ tới chuyển động quay tròn. Ví dụ, một động cơ xăng đang hoạt động trong xe hơi tạo ra năng lượng quay để lái các bánh xe. Một động cơ điện tạo ra năng lượng quay để lái một cánh quạt hay làm quay một cái đĩa. Một động cơ hơi nước được dùng cho cái tương tự, đó là tuabin hơi nước và đa số tuabin khí.
    Các động cơ tên lửa thì khác hoàn toàn. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực. Nguyên tắc cơ bản điều khiển một động cơ tên lửa là nguyên lí Newton nổi tiếng phát biểu rằng “với mỗi tác dụng, luôn luôn có một phản tác dụng cùng độ lớn và ngược chiều”. Động cơ tên lửa phóng thích khối lượng ra theo một hướng và thu lấy phản lực xuất hiện như một hệ quả theo hướng ngược lại.
    Khái niệm “ném ra khối lượng và thu lấy phản tác dụng” này ban đầu có thể khó lĩnh hội, vì điều đó không có vẻ là cái đang diễn ra. Động cơ tên lửa có vẻ như là lửa và tiếng ồn và áp suất, hình như không có “cái bị ném ra”. Hãy lấy một số thí dụ để có hình ảnh tốt hơn của thực tiễn:

    Nếu bạn bóp cò một khẩu súng săn, nhất là súng săn lớn cỡ 12 li, thì bạn biết nó có lực “giật lùi”. Nghĩa là, khi bạn bóp cò, thì khẩu súng “giật” vai bạn về phía sau với một lực khá lớn. Cú giật lùi đó là phản tác dụng. Khẩu súng đang bắn ra khoảng 1 ounce kim loại theo một hướng ở tốc độ chừng 700 dặm trên giờ, và vai của bạn hứng lấy phản lực. Nếu bạn đang mang giầy trượt patanh hoặc đang đứng trên một sân patanh khi bạn bóp cò, thì khẩu súng sẽ tác dụng y như một động cơ tên lửa và bạn sẽ phản ứng lại bằng cách trượt đi theo hướng ngược lại.
    Nếu bạn từng nhìn thấy một vòi cứu hỏa to đang phun nước, bạn có thể để ý thấy cần có nhiều sức mạnh để giữ cái vòi (thỉnh thoảng bạn sẽ thấy hai hoặc ba người lính cứu hỏa cùng giữ cái vòi). Vòi cứu hỏa tác dụng như một động cơ tên lửa. Cái vòi phun nước ra theo một hướng, và những người lính cứu hỏa sử dụng sức mạnh và sức nặng của họ để kháng lại phản lực. Nếu những người lính cứu hỏa buông cái vòi ra, tì nó sẽ va đập vòng vòng với lực lớn khủng khiếp. Nếu những người lính cứu hỏa đều đang đứng trên sân trượt patanh, thì cái vòi phun sẽ đẩy họ ra phía sau với tốc độ lớn!
    Khi bạn bơm một quả bong bóng và để nó bay lên trong phòng trước khi không khí bên trong nó tháo hết ra ngoài, là bạn đã tạo ra một động cơ tên lửa. Trong trường hợp này, cái đang bị ném ra là các phân tử không khí bên trong quả bóng. Nhiều người tin rằng các phân tử không khí không có trọng lượng, nhưng thật ra chúng vẫn có trọng lượng, mặc dù không đáng bao nhiêu. Khi bạn tháo chúng ra khỏi miệng vòi của quả bóng, thì phần còn lại của quả bóng phản ứng theo hướng ngược lại.
    Tác dụng và phản tác dụng

    Hãy tưởng tượng tình huống sau đây: Bạn đang mặc một bộ đồ du hành vũ trụ và bạn đang trôi nổi trong không gian vũ trụ bên cạnh chiếc phi thuyền; tình cờ bạn có một quả bóng chày trong tay.
    Nếu bạn ném quả bóng chày, cơ thể của bạn sẽ tác dụng lại bằng cách di chuyển theo hướng ngược lại với hướng của quả bóng. Cái điều khiển tốc độ mà cơ thể của bạn di chuyển ra xa là khối lượng của quả bóng chày mà bạn ném và gia tốc mà bạn đặt vào nó. Khối lượng nhân với gia tốc là lực (f = m*a). Lực do bạn tác dụng vào quả bóng chày bằng bao nhiêu sẽ được cân bằng bởi một phản lực bằng như vậy tác dụng vào cơ thể của bạn (m*a = m*a). Cho nên, thí dụ quả bóng nặng 1kg, và cơ thể của bạn cộng với bộ đồ du hành vũ trụ là 100kg. Bạn ném quả bóng ra xa ở tốc độ 32 m/s. Nghĩa là, thí dụ bạn làm gia tốc quả bóng 1kg bằng tay của mình sao cho nó thu được vận tốc 32m/s. Cơ thể của bạn phản ứng lại, nhưng nó nặng hơn quả bóng tới 100 lần. Do đó, nó chuyển động ra xa ở tốc độ bằng một phần trăm tốc độ của quả bóng, hay 0,32 m/s.
    Nếu bạn muốn tạo ra nhiều sức đẩy hơn từ quả bóng chày của bạn, thì bạn có hai sự lựa chọn: tăng khối lượng hoặc tăng gia tốc. Bạn có thể ném một quả bóng chày nặng hơn hoặc ném một số quả bóng chày liên tiếp nhau quả nọ sau quả kia (tăng khối lượng), hoặc bạn có thể ném quả bóng chày đi nhanh hơn (tăng gia tốc đặt vào nó). Nhưng đó là tất cả những gì bạn có thể làm.

    Một camera điều khiển từ xa quay lại cận cảnh động cơ chính của tàu con thoi vũ trụ trong một lần đốt thử nghiệm tại Trung tâm Vũ trụ John C. Stennisowr Hancock County, Missisipi, Mĩ.
    Một động cơ tên lửa thường ném khối lượng ra ở dạng một chất khí áp suất cao. Động cơ tống khối lượng khí ra theo một hướng để thu được phản tác dụng theo hướng ngược lại. Khối lượng ấy do sức nặng của nhiên liệu mà động cơ tên lửa đốt cháy. Quá trình đốt làm gia tốc khối lượng nhiên liệu sao cho nó đi ra khỏi miệng vòi tên lửa ở tốc độ cao. Thực tế nhiên liệu chuyển từ dạng rắn hoặc lỏng sang dạng khí khi đốt cháy không làm thay đổi khối lượng của nó. Nếu như bạn đốt cháy 1kg nhiên liệu tên lửa, thì 1kg khí thải thoát ra khỏi miệng vòi ở dạng một chất khí nhiệt độ cao, vận tốc lớn. Dạng thức thay đổi, nhưng khối lượng không thay đổi. Quá trình đốt cháy làm gia tốc khối lượng ấy.


    Thư viện vật lý: http://thuvienvatly.com/home/content/view/2563/335/

  2. #2
    đang nói về phần tăng khối lượng khi ko dùng tên lửa đẩy. chứ có tên lửa rồi thì cần gì thêm khoang nhiên liệu [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG]

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    ôi cái suy nghĩ!......................................

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Chỉ một số trường hợp để tiết kiệm chi phí chế tạo, người ta thu hồi lại động cơ đã sử dụng thôi, điển hình thì có booster của tàu con thoi, cháy hết bật dù rơi xuống biển, hay như thế hệ tên lửa đang được SpaceX phát triển http://en.wikipedia.org/wiki/Grasshopper_%28rocket%29 , dùng một phần nhiên liệu mang theo để hạ cánh từ từ xuống đất.

  5. #5
    bạn ấy hiểu nhầm ở chỗ: tên lửa đẩy mang theo phi thuyền, sau khi mang phi thuyền vào không gian thì được tách ra, thả dù rơi xuống biển. còn phi thuyền riêng biệt với tên lửa đẩy. với tàu con thoi thì nó mang đủ 1 lượng nhiên liệu để cất cánh (ví dụ là mặt trăng) thoát khỏi lực hấp dẫn vào ko trung và quay trở về trái đất. thực ra nguyên liệu tàu con thoi mang cũng ko cần quá nhiều. bạn tưởng tượng máy bay chiến đấu có thể bay xuyên lục địa thì tàu con thoi sẽ dư sức bay từ mặt trăng ra ngoài ko gian với nguồn nhiên liệu trong khoang. bây h lại có câu hỏi "tại sao tàu con thoi ko mang gấp đôi nhiên liệu rồi bay từ trái đất, cần gì tên lửa đẩy?"
    đó là vì nếu làm như thế thì cái khoang chứa nhiên liệu phải to gấp 2,5 và khi bay từ mặt trăng về tàu con thoi sẽ "vất vả" hơn, tốn nhiều nguyên liệu với cái khoang to hơn. còn nếu chế tạo 2 khoang riêng biệt để lên ko trung rồi thả 1 khoang ra, thì chẳng khác gì tên lửa đẩy, mà đòi hỏi công nghệ phải cao hơn (cao hơn cả việc chế tạo 1 ISS), tốn kém hơn với phần tách bỏ cái khoang nhiên liệu dính liền với động cơ phi thuyền ra.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    ơ thế không hạ băgnf dù có khoét lỗ à [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Hồi bé cũng từng thắc mắc tại sao tên lửa dùng phản lực để thoát khỏi lực hấp dẫn của TĐ nhưng ko biết nó về thì lấy nhiên liệu ở đâu,nguyên lý ntn? Thấy tên lửa nước cũng dùng phản lực để bay lên và hạ cánh = dù,ko biết tên lửa thật ntn. Ai giải thích đơn giản,dễ hiểu giúp mình với [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] [hỏi ngu vs vài người,ko biết có bị ăn gạch ko] :v , thanks for your answer.

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Venus
    Hồi bé cũng từng thắc mắc tại sao tên lửa dùng phản lực để thoát khỏi lực hấp dẫn của TĐ nhưng ko biết nó về thì lấy nhiên liệu ở đâu,nguyên lý ntn? Thấy tên lửa nước cũng dùng phản lực để bay lên và hạ cánh = dù,ko biết tên lửa thật ntn. Ai giải thích đơn giản,dễ hiểu giúp mình với [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] [hỏi ngu vs vài người,ko biết có bị ăn gạch ko] :v , thanks for your answer.
    bằng lực hấp dẫn của TĐ [IMG]images/smilies/21.gif[/IMG] mà TL trở về làm gì? [IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]

  9. #9
    Vấn đề khối lượng mới quan trọng bạn ơi, chứ không phải là chế tạo thêm thì tốn thêm tiền, tiền chỉ đóng vai trò nhỏ. Khi tăng thêm một phần khối lượng là ảnh hưởng tơi thiết kế tên lửa rồi.
    @ Huệ: như e đã biết thì có 3 vận tốc vũ trụ rồi, khi bay ra không gian ở tốc độ nào không cần lực đẩy nữa tàu vũ trụ sẽ đi liên tục với vận tốc đó ( về mặt lí thuyết ). giả sử chúng ta muốn bay vòng qua sao hỏa và trở về trái đất bắt buộc tốc độ thoát ra ban đầu phải là cỡ vận tốc cấp 2 trở lên ( vận tốc cấp 2 là vận tốc tạo cho tàu vũ trụ bay ra không gian tạo ra quỹ đạo elip) lúc này chính nhờ quĩ đạo elip được tạo ra với 2 tâm tâm sai trái đất vào sao hỏa mà chúng ta đi và về không tốn năng lượng. Em tưởng tượng như mình ném cái bummerang ấy, với quỹ đạo elip giúp chúng ta đi và về không tốn nhiều năng lượng lắm.
    Một câu hỏi khác có thể được em đặt ra là : tại sao chúng ta muốn đi ra không gian nhanh hơn, bay đến sao hỏa nhanh hơn, khi đi với vận tốc nhanh như thế nó hơn vận tốc cấp 3 rất nhiều lần, làm sao có thể vòng qua sao hỏa và trở về được? Đơn giản là chúng ta bay ra giả sử với vận tốc ánh sáng rồi khi tới gần sao hỏa, sẽ có một số động cơ hãm hãm tốc độ tàu dần về vận tốc vũ trụ cấp 2 , sau khi lượn qua chúng lại được tăng tốc để trở về trái đất nhanh hơn.
    @ Huệ: ngoài lề tí, em muốn hâm nóng chủ đề thì đừng đặt câu hỏi vậy chứ, anh nghĩ với trí thông minh của em dư sức để trả lời các câu hỏi này nhỉ , hihi.

  10. #10
    trước khi hãm bằng dù thì phải hãm tốc độ về vận tốc cấp 1 rồi lượn tự do không vận tốc đẩy chỉ còn lực hút của trái đất.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất tại quốc gia
    Bởi hoalantoda trong diễn đàn Tên lửa, vệ tinh
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 15-01-2018, 03:06 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-12-2016, 11:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •