Đây là một vấn đề rất cần thiết trong việc chế tạo kính thiên văn hãy tưởng tượng chúng ta có các thấu kính có tiêu cự vài cm làm thị kính thì cho độ phóng đại không cao. Bỏ đi ư ?! Xin đừng! mà hãy ghép chúng lại. Mình đề nghị chúng ta nên thảo luận và áp dụng vấn đề nay cho kính tự chế tạo của mình. Ở CLB các bạn như bạn dangthephuc, nhqd đã từng làm rồi nên nếu có thể được xin chia sẻ kinh nghiệm

Các kiểu ghép thị kính


Các link tham khảo.
http://members.shaw.ca/quadibloc/science/opt04.htm
http://www.astro-tom.com/telescopes/eyepieces.htm
http://www.hypermaths.org/quadibloc/science/opt04.htm
http://www.aoe.com.au/eyepiece_types.html

-----
Thị kính ghép:

Công thức cần biết cho việc ghép thị kính:
+ Ghép 2 thấu kính hội tụ sát nhau có tiêu cự f1 và f2 (1)
Tiêu cự của hệ sau khi ghép:


+ Ghép 2 thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 và f2 với khoảng cách d (2)
Tiêu cự của cả hệ sau khi ghép:


Với các thấu kính của máy ảnh hay các dụng cụ quang học tìm được ở chợ trời ta có thể thực hiện các kiểu ghép thị kính phổ thông nhất, để giảm sắc sai và có độ phóng đại hợp lý.

+ Kiểu Ramsden:

Thường dùng trong cấu tạo của thị kính thiên văn rẻ tiền (made in Trung Hoa Anh Hùng)



Đây là phát minh của Christian Ramsden, cấu tạo gồm có 2 thấu kính hội tụ 1 mặt phẳng 1 mặt cầu có tiêu cự tương đương nhau, cùng chiết xuất như nhau được lắp đồng trục và 2 mặt cầu hướng vào nhau.
Khoảng cách giữa 2 thấu kính thường được xác định bằng 2/3 hoặc 3/4 tiêu cự của thấu kính để đảm bảo giảm quang sai nhưng cũng phù hợp với khoảng cách quan sát được từ thị kính đến đồng tử mắt không quá sát (khái niệm eye relief)

Thường thì trong các máy ảnh ta sẽ có các thấu kính 1 mặt lồi 1 mặt lõm chứ không có loại 1 mặt phẳng, nhưng áp dụng ghép kiểu này cũng cho kết quả khá tốt.

Ví dụ: ta có 2 thị kính tiêu cự 20mm ghép với khoảng các d=2/3f=13mm
Tiêu cự của cả hệ sau khi ghép theo công thức (2)
F=12.5 mm . Nếu khoảng cách d cho giảm xuống nữa thì f của cả hệ sẽ giảm nhưng đồng thời các chất lượng khác cũng sẽ giảm theo.

+ Kiểu Huyghen:


Kiểu này khá phổ biến trong thị kính của kính hiển vi và thị kính cho kính thiên văn.
Đây là phát minh của Christian Huygens một nhà quan sát thiên văn nổi tiếng. Thị kính ghép theo kiểu này sẽ bị khoảng cách nhìn từ thị kính đến mắt ngắn(short eye relief) hình ảnh bị méo dạng cao (đặc biệt ở các kính thiên văn có tiêu cự ngắn), bị sắc sai, và có trường nhìn rất hẹp.

Cách ghép: 2 thấu kính dùng để ghép cũng là loại hội tụ 1 mặt lồi 1 mặt phẳng có thể có tiêu cự khác nhau, ghép các mặt lồi cùng hướng như hình trên. Nếu cả 2 thấu kính cùng chiết xuất thì khoảng cách d được dùng là d=1/2 (f1+f2)
-----------------------------

Bài viết bởi: Nguyễn Anh Tuấn - Fairydream
Nguồn: Thienvanhoc.org