Rất nhiều người trước khi mua hoặc bắt tay vào chế tạo kính thiên văn đều muốn biết kính thiên văn của mình có thể nhìn thấy được những gì. Đây là câu hỏi rất khó để trả lời chính xác cho người mới tìm hiểu kính thiên văn vì khả năng nhìn của một kính thiên văn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tiêu cự vật kính,thị kính, độ mở ống kính... chất lượng và công nghệ chế tạo.

Vietastro xin giới thiệu chương trình mô phỏng kính thiên văn scopesim có thể giúp bạn đánh giá sơ bộ về khả năng nhìn với các thông số của kính thiên văn mà mình định mua hay chế tạo với các thiên thể dễ quan sát nhất như: Mặt Trăng, Sao Mộc, Sao Thổ và cụm sao Tua Rua (Pleiades). Chương trình cho cái nhìn khá chính xác về độ rộng của vùng quan sát được(thị trường) và kích thước của thiên thể khi nhìn qua kính, tuy nhiên chi tiết các hình ảnh sẽ chỉ là gần đúng với thực tế quan sát của bạn vì tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng vật liệu chế tạo của kính.

Hướng dẫn sử dụng.

Sau khi vào trang web http://www.telescope-simulator.com bạn có thể sử dụng 2 công cụ mô phỏng online là:

- Telescope Calculator: Mô phỏng khả năng nhìn của một kính thiên văn.

- Telescope Comparison: So sánh khả năng nhìn của hai kính thiên văn, chương trình demo trên web chỉ cho phép so sánh giữa một số loại kính có sẵn.

Chức năng Telescope Calculator

Các thông số cần xác định:

Focal length(mm): Độ dài tiêu cự của vật kính hoặc gương chính với kính phản xạ tính bằng mm

Aperture(mm): Độ mở của kính, được xác định bằng đường kính của vật kính hoặc gương chính tính bằng mm

Eyepiece: Thị kính, chọn lựa các loại thị kính có sẵn kèm theo kính thiên văn của bạn.
Các thông số đặc trưng cho một thị kính (đã được điền với các thị kính có sẵn)

+ Focal length(mm): Độ dài tiêu cự thị kính

+ Apparent FOV (Field Of View): Trường nhìn biểu kiến của một thị kính

Barlow: Ống tăng độ phóng đại thường kèm theo kính thường có thông số 2x giúp tăng gấp đôi độ phóng đại.

Preview / Large View: Chọn Large View để xem vùng nhìn thực tế qua kính, vùng màu đen sẽ là khoảng nhìn được thực tế khi bạn nhìn qua kính thiên văn.

Object data: Các thiên thể quan sát chương trình cho phép mô phỏng với: Moon(Mặt trăng), Jupiter(Sao Mộc), Saturn(Sao Thổ), Mars(Sao Hỏa), Pleiades(Cụm sao Tua Rua).

+ Size(ArcSec): Kích thước thực tế của thiên thể trên bầu trời tính bằng giây góc. Ở các thiên thể trên thông số này đã điền sẵn.

+ Percent FOV: tỉ lệ % diện tích quan sát của thiên thể trên vùng nhìn.

Result: Kết quả phân tích với các thông số bạn đã chọn

+ Magnification: Độ phóng đại của kính. Công thức tính = tiêu cự vật kính/ tiêu cự thị kính. Chú ý độ phóng đại hữu dụng = 2 lần đường kính vật kính. Ví dụ kính có đường kính vật kính là 60mm thì độ phóng đại tối đa mà ảnh vẫn có chất lượng tốt là 120 lần.

+ Focal Ratio: Tỉ lệ tiêu cự, tính bằng tỉ lệ tiêu cự vật kính / đường kính vật kính

+ True Field (ArcMin): Trường nhìn thực tế khi nhìn qua kính (vùng màu đen) = trường nhìn biểu kiến của thị kính/ tiêu cự vật kính.

+ Field Stop: Thông số đặc trưng của thị kính giới hạn vùng nhìn biểu kiến.

+ Exit Pupil: khoảng cách đặt mắt nhìn từ thị kính tốt nhất để nhìn thấy được trọn ảnh. Công thức tính = tiêu cự thị kính/ tỉ lệ tiêu cự

Để hiểu rõ các thông số trên các bạn cần tìm hiểu thêm về thị kính http://www.astrosurf.com/luxorion/re...uggestions.htm

Ví dụ cho khả năng nhìn của kính thiên văn F70076 là loại kính thiên văn phản xạ nhỏ phổ biến của Trung Quốc, các bạn có thể mua với giá khoảng 1,5 triệu.
F70076 có tiêu cự gương chính là 700 mm và đường kính gương là 76mm
Kính kèm 3 thị kính: H 20mm, H 12,5mm, SR 4mm

Chú ý thông số của thị kính: gồm chữ cái viết tắt của dạng cấu tạo và thông số tiêu cự

H 20 là thị kính cấu tạo kiểu Huyghen có tiêu cự 20mm, tương tự H12,5 là thị kính Huyghen có tiêu cự 12.5mm
SR 4 là thị kính cấu tạo kiểu Ramsden có tiêu cự 4mm
Cả 2 loại thị kính này đều có trường nhìn biểu kiến <30 độ. Ta sẽ chọn 30 độ để tính toán.
Một số kính của TQ hiện nay đã sử dụng thị kính loại Kellner có kí hiệu K cho vùng nhìn lớn hơn, khoảng 40 độ.

Chọn đối tượng quan sát là Mặt Trăng với thị kính H20 ta có thể nhìn được


Sao Thổ nhìn với thị kính SR4. Lưu ý với thị kính 4mm cho độ phóng đại là 175 lần đã vượt quá độ phóng đại hữu dụng(152 lần) của kính nên ảnh thực tế sẽ bị nhòe mờ.


Một ví dụ khác để so sánh về khả năng nhìn của các kính thiên văn. Kính thiên văn Orion SkyView Pro 150mm mà bạn Nguyễn Đình Đôn, một thành viên của HAAC, vừa mới mua.
http://www.vietastro.org/forum/showthread.php?t=1863

Kính này có thông số:
Tiêu cự gương chính 1800mm, đường kính gương 150mm
Độ phóng đại hữu dụng tối đa có thể được là 300 lần.

Thị kính nhỏ nhất kèm theo của kính khi mua là loại Plossl 10mm. Ta có thể mua thêm thị kính 6mm để đạt hết khả năng của kính với độ phóng đại 300.
Chọn thị kính Plossl 6mm. Thị kính loại Plossl có trường nhìn biểu kiến là 52 độ.

Ảnh có thể nhìn được.


Với kính tự chế, bạn có thể dùng để mô phỏng độ lớn ảnh có thể quan sát được, còn độ sắc nét của ảnh và thị trường quan sát rất khó xác định trước với vật kính và thị kính chế.

Để chuẩn bị chọn lựa các thông số chế tạo kính hoặc chuẩn bị mua cho mình một kính thiên văn các bạn có thể tham khảo các bài viết tại diễn đàn của CLB
http://www.vietastro.org/forum/forumdisplay.php?f=91
--------------------------------


Bài viết bởi: Nguyễn Anh Tuấn - Fairydream
Nguồn: Thienvanhoc.org