Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Guest
    II. Cầu sai:
    1.Cầu sai là gì?
    -Cầu sai là hiện tượng ánh sáng đi qua thấu kính hội tụ,hội tụ không chính xác!!
    -Cầu sai khác với sắc sai ở ánh sáng không đơn sắc đi qua thấu kính bị tán sắc!^^
    Thực nghiệm để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé: Sử dụng kính lúp soi dưới mặt trời, ánh sáng sẽ hội tụ lại một điểm dưới mặt đất, nhưng cũng có các ánh sáng mờ tán sắc ra ngoài!
    *Mỗi thấu kính hội tụ đồi có 1 điểm hội tụ, nó không gây ra hiện tượng cầu sai, hiện tượng cầu sai được cấu tạo nên bởi gia công kính,chiết xuất kính! Mỗi kính thiên văn có tiêu cự càng ngắn thì thường có bán kính cong của các thấu kính càng nhỏ,như thế hiện tượng cầu sai sẽ càng tăng.
    Đây là hình một thấu kính có chiết xuất tốt, chất lượng kính sẽ rất cao!

    Và đây là hình một thấu kính có chiết xuất kém,lỗi nhiều!!
    Điều này là do tùy từng dạng cầu cúc thấu kính
    Đây là hình ảnh mà chúng ta sẽ nhìn thấy khi gặp cầu sai:

    Không những chỉ có loại cầu sai này mà còn có cả lại cầu sai dọc và ngang, cầu sai dọc là khi cho ánh sáng cắt dọc qua thấy kính và ánh sáng không hội tụ đúng điểm được!
    Cầu sai ngang là cho ánh sáng cắt ngang qua thấu kính và ánh sáng không hội tụ đúng điểm!
    Hình ảnh minh họa:


    Như vậy đây là lỗi thường gặp cho những thấu kính có chiết xuất kém, chúng ta cần cách để sửa chữa nó:
    Chúng ta sẽ ghép các hệ thấu kính theo cách sau:
    1 thấu kính hội tụ và 1 thấu kính phân kỳ để có được hệ thấu kính aspherical loại bỏ hoàn toàn cầu sai!



    Theo hình ta thấy ánh sáng đã hội tụ lại đúng tiêu điểm khi đặt mặt lồi ra ngoài, và khi quay ngược thấu kính lại thì chúng ta sẽ bị cầu sai đó!^^
    Như vậy khi làm kính thiên văn khúc xạ các bạn nên nhớ đặt mặt lồi ra ngoài nhé!!^^

  2. #2
    Guest
    Mọi chiếc kính thiên văn đều có độ phóng đại hữu dụng chứ không thể cứ phóng đại mãi như thế sẽ không thỏa mãn độ phân giải của ảnh! Ta có công thức tính được độ phóng đại hữu dụng tối đa là:
    2 x Đường kính(vật kính hay gương cầu)với số đo là (mm)
    Theo công thức, ta có thể tính được độ phóng đại hữu dụng tối ta của chiếc kính thiên văn khúc xạ tự chế với vật kính viễn đường kính 60mm là 120 lần!
    Đây là 2 hình ảnh có thể đem ra so sánh giữa 2 kính vượt quá độ phóng đại hữu dụng và vẫn còn trong độ phóng đại hữu dụng:


    Cẩn thận nhé!^^

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Sự sai lệch về ảnh khi quan sát vật thể gọi là quang sai!
    Quang sai chia làm 2 loại,loại 1: cầu sai; loại 2: sắc sai!, và nhiều loại khác!^^
    I- Sắc sai. Xảy ra với các thấu kính, đây là nhược điểm của kính thiên văn khúc xạ của chúng ta!!!![IMG]images/smilies/2.gif[/IMG]
    Như đã biết, ánh sáng có 7 màu (cầu vồng)^^ khi đi qua thấu kính thì sẽ có những bức sóng khác nhau gây nhòe ảnh (sắc sai)
    I- Sắc sai xảy ra với các thấu kính và là nhược điểm của các kính khúc xạ vốn sử dụng thấu kính.

    Ví dụ về sắc sai!!!

    Ảnh dưới bị nhòe do sắc sai gây ra, nếu không cẩn thận kính thiên văn khúc xạ của mình làm ra cũng thế!
    Và đây là cách khắc phục nhược điểm đó!
    Cách 1: Làm kính thiên văn khúc xạ có tiêu cự của vật kính càng dài càng tốt, đó là lý do tại sao các kính thiên văn khúc xạ trong thời kì đầu rất dài một mặt để tăng độ phóng đại một mặt để giảm sắc sai!
    Cách 2: Ghép hệ thấu kính tiêu sắc:

    Hai loại thủy tinh này có chiết xuất khác nhau!!!^^
    Hệ thường thấy như trên hình, thấu kính hội tụ ghép với một thấu kính phân kì!
    Sẽ làm triệt sắc sai, giảm những bước sóng dài như ánh sáng đỏ....

  4. #4
    Guest
    Hoan nghênh em đã chịu khó tìm hiểu và viết bài phổ biến kiến thức. Nhưng em nên chú ý, còn nhiều điểm chưa đúng:
    1. Đừng làm các bạn tưởng bở : "Theo công thức, ta có thể tính được độ phóng đại hữu dụng tối ta của chiếc kính thiên văn khúc xạ tự chế với vật kính viễn đường kính 60mm là 120 lần! "
    2. " Quang sai chia làm 2 loại,loại 1: cầu sai; loại 2: sắc sai!^^ " thì hơi ít !!!! Còn nhiều loại quang sai khác nữa.
    3. "Như đã biết, ánh sáng có 7 màu (cầu vồng)^^ khi đi qua thấu kính thì sẽ có những bức sóng khác nhau gây nhòe ảnh (sắc sai)" chưa đủ rõ .
    4. "Và đây là cách khắc phục nhược điểm đó!
    Cách 1: Làm kính thiên văn khúc xạ có tiêu cự của vật kính càng dài càng tốt, đó là lý do tại sao các kính thiên văn khúc xạ trong thời kì đầu rất dài một mặt để tăng độ phóng đại một mặt để giảm sắc sai! " Em nên giải thích thêm tại sao tiêu cự dài thì sắc sai giảm. Nên dùng chính xác hơn : đ8ộ mở càng nhỏ sắc sai càng giảm.
    5. "Crow là thấu kính hội tụ
    Flint là thấu kính phân kỳ
    Hai thấu kính này có chiết xuất khác nhau!!!^^" .
    Crown và flint là 2 loại thủy tinh có chiết xuất khác nhau chứ không phải thấu kính.
    6. "Đây là hình một thấu kính có chiết xuất cực kỳ hoàn hảo, chất lượng kính sẽ rất cao!

    Và đây là hình một thấu kính có chiết xuất kém,lỗi nhiều!! "
    Cái này không đúng. Cầu sai không phải do chiết suất kém hay "cực kỳ hoàn hảo" mà là do dạng cầu của bề mặt thấu kính gây ra.
    6. "Đây là hình ảnh mà chúng ta sẽ nhìn thấy khi gặp cầu sai: ..." Em nên giải thích chi tiết hơn, từng hình một.
    7. "Như vậy đây là lỗi thường gặp cho những thấu kính có chiết xuất kém, chúng ta cần cách để sửa chữa nó: " Lỗi như câu 6.
    8. " Chúng ta sẽ ghép các hệ thấu kính theo cách sau:
    1 thấu kính hội tụ và 1 thấu kính phân kỳ để có được hệ thấu kính aspherical loại bỏ hoàn toàn cầu sai! " Em chưa hiểu aspherical có nghĩa là "phi cầu" tức là các thấu kính có dạng bề mặt không phải là hình cầu. Hình cuối mới chính là thấu kính aspherical, 2 hình trên là người ta dùng nhiều thấu kính cầu (spherical) ghép lại để khử cầu sai.
    9. "Theo hình ta thấy ánh sáng đã hội tụ lại đúng tiêu điểm khi đặt mặt lồi ra ngoài, và khi quay ngược thấu kính lại thì chúng ta sẽ bị cầu sai đó!^^
    Như vậy khi làm kính thiên văn khúc xạ các bạn nên nhớ đặt mặt lồi ra ngoài nhé!!^^ "
    Suy luận sai lý do là xem lại câu 8.
    Đố các em tìm được lỗi thứ 10

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cảm ơn anh Thủy về bài viết!!!^^ Anh góp ý cho em để bọn em sửa nhé! Cảm ơn anh!
    Các bạn đọc bài viết của mình xong thì nên đọc bài viết của anh Thủy nhé!

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mình có 1 số ý kiến nhỏ:"Cầu sai không phải do chiết suất kém hay "cực kỳ hoàn hảo" mà là do dạng cầu của bề mặt thấu kính gây ra."; câu này cũng chưa chính xác lắm. Cầu sai (1 trong các quang sai cơ bản cần phản khử trong thiết kế quang học), chiết suất của vật liệu cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống quang học; về lý thuyết ta dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng nhận thấy góc ra khỏi thấu kính phụ thuộc vào chiết suất của vật liệu; về mặt thực tế con người đã phải chế tạo ra nhiều mác thủy tinh có chiết suất (n) và hệ số tán sắc khác nhau có mục đích để khử cầu sai. Nên việc thiết kế cần chọn vật liệu thủy tinh nào cũng rất quan trọng. ngoài yếu tố chiết suất của vật liệu thủy tinh ảnh hưởng đến chất lượng ảnh của thấu kính còn có yếu tố chiều dày của thấu kính và bán kính của thấu kính.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Ý tưởng chế tạo các dụng cụ vật lí, thiên văn???
    Bởi suachuamaytinhBB trong diễn đàn Mua bán tổng hợp
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 27-04-2013, 09:58 AM
  2. Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 15-03-2013, 11:35 AM
  3. Kính thiên văn thực chất là kính nhìn quá khứ!^^
    Bởi trong diễn đàn Mua bán tổng hợp
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 07-02-2013, 11:21 AM
  4. Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 29-11-2012, 10:28 AM
  5. Cách chế tạo kính thiên văn khúc xạ!!!!
    Bởi nguyenhungcase trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 04-09-2011, 01:59 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •