Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    *Kính thiên văn của Galileo thật dễ làm ,dễ quan sát phải không nào! Đó là kính thiên văn khúc xạ!^^ Vậy các ạn đã bao giờ nghĩ đến mình sẽ làm một chiếc kính thiên văn giống như Newton chưa! Một điều cần biết là chúng ta có thể làm được chiếc kính như nhà khoa học thiên tài đấy!^^ Họ làm được thì mình cũng làm được!
    Kính thiên văn phản xạ gồm có các phần chính như sau:
    -Gương cầu lõm (gương sơ cấp), gương chéo(gương thứ cấp),focus, thị kính,ống kính, finder,hộp giữ gương! Theo định lý ánh sáng đi vào gương cầu lõm, hội tụ lại gương chéo, phản xạ lên focus, qua thị kính và đến mắt!Xem ảnh:

    Cần nhớ: Đường kính ống thường lấy lớn hơn đường kính gương khoảng 2-4 cm, chiều dài ống kính thường được lấy đúng bằng tiêu cự gương.

    Ltub:chiều dài ống kính.
    f: đường kính gương cầu
    -Sở dĩ đường kính ống nên lớn hơn đường kính đường kính gương một khoảng từ 1cm đến 3cm là vì khi chúng ta gắn them quai hay gắn focus,spider……sẽ cần ốc vít, nếu đường kính ống vừa khít bằng đường kính gương thì sẽ gây ra nhiễu xạ khi quan sát! Và hơn thế nữa đường kính ống nhỏ sẽ gây khó khăn khi chuẩn trực!

    -Trên thực tế, chiều dài ống kính có thể được lấy nhỏ hơn tiêu cự gương,từ 2cm đến 3cm (xem lại sơ đồ kính phản xạ Newton để hiểu vì sao). Tuy nhiên,chúng ta nên làm tốt nhất nên lấy bằng đúng tiêu cự gương sơ cấp để khi lắp kính ta sẽ được một phần ống thừa ra. “Phần ống thừa” này là hết sức cần thiết vì nó có tác dụng như một màn chắn sáng ngăn cản các nguồn sáng không mong muốn đi vào gương sơ cấp và thị kính, làm giảm độ tương phản của hình ảnh, có thể dẫn đến nhòe ảnh!!

    Hình dạng, kính thước và vị trí đặt gương chéo
    Gương chéo nói chung có 2 loại, một là sử dụng gương phẳng, hai là sử dụng lăng kính phản xạ toàn phần! Trên thực tế, các mem yêu thiên văn học trên khắp thế giới luôn sử dụng gương phẳng nhiều hơn lăng kính phản xạ toàn phần! Không phải mem thế giới cũng có chung lí do để sử dụng gương phẳng thay vì lăng kính phản xạ toàn phần như chúng ta là dể dàng dùng gương phẳng đã tẩy lớp véc-ni ở sau bằng acetone! Thật dễ dàng để làm trong khi kiếm một lăng kính phản xạ toàn phần hợp ý, đúng kích thước!
    Hình dạng gương chéo:
    Gương chéo, cụ thể ở đây là gương phẳng, có thể được cắt hình ellipse , hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật đã mài 4 góc.:Xem ảnh:

    Trong khi quan sát, gương sơ cấp càng bị che phủ càng nhiều thì nhiễu xạ càng tăng, gương chéo được đặt trong lòng kính với vị trí ngiêng một góc 45 độ,nên gương chéo hình ellipse là tối ưu nhất!^^! So với điều kiện thực tế thì không phải ai cũng có điều kiện mài được gương theo kiểu hình ellipse,ta có thể dùng hình chữ nhật, gương chéo hình chữ nhật sẽ gây cản sáng nhiều do còn 4 cạnh của gương chéo! Tuy nhiên với các quan sát thông thường thì rất khó phát hiện sự khác biệt giữa gương chéo và gương chữ nhật!

    Vị trí đặt gương chéo:
    Như đã biết, vị trí đặt gương chéo càng gần gương sơ cấp thì kích thước gương chéo càng phải lớn hơn để hứng hết chùm tia sáng từ gương sơ cấp, đi đôi với điều đó, gương chéo càng có kích thước lớn thì sẽ gây ra nhiễu xạ càng nhiều! Vậy thì chúng ta cần tính toán được khoảng cách gương sơ cấp đến gương chéo là vừa nhất!



    Và đây là công thức:

    L: khoảng cách từ gương sơ cấp đến vị trí đặt gương chéo.
    Dtub: đường kính thân ống
    hf: chiều cao ống focus khi thu ngắn hết mức.
    e: khoảng ló của tiêu điểm gương so với miệng ống focus, thường lấy khoảng 1,5cm đến 2cm
    Dù là gương chéo hình ellipse hay chữ nhật thì đều phải có cùng kích thước 2 trục.Gọi trục ngắn là a thì trục dài sẽ là “a căn 2”. Vậy mục đích là phải tính được a! Chúng ta sẽ cần công thức cho cách tính!!!^^

    Để tính a, ta cần xác định các số liệu sau:
    1- Đường kính gương sơ cấp (D)
    2- Tiêu cự gương sơ cấp (f)
    3- Vị trí đặt gương chéo (l)
    Công thức tính :
    Trục ngắn: (2)
    Trục dài: (3)
    Trong đó
    l = f - l: khoảng cách từ gương chéo đến tiêu điểm gương sơ cấp
    D: đường kính gương
    f: tiêu cự gương sơ cấp
    Trong công thức 2, “0,009 nhân f” là kích thước lớn nhất àm gương chéo có thể hiển thị được. Khi quan sát bằng mắt thường, ta thường lấy mặt trăng làm vật quan sát có kích thước lớn nhất, từ đó và cùng một số yếu tố khác, ta sẽ tính ra được kích thước gương chéo! Nhưng khi sử dụng kính thiên văn phản xạ để chụp ảnh chuyên nghiệp, gương chéo lại có kích thước khác và số liệu sẽ thay đổi
    Một số tài liệu cần thiết thêm do HAAC cung cấp:
    Pass download nếu có: haac

    Tải về và cài đặt chương trình Autodesk DWF Viewer (Máy tính nào đã có cài AutoCAD thì phần mềm này sẽ được cài theo)
    Chương trình có thể cần cài đặt thêm .NET Framework
    Link tải về (10.5MB cài rất dễ)
    RS: http://rapidshare.com/files/17261554...iewerSetup.rar
    MF: http://www.mediafire.com/?0ilizmtzxnt

    Kính D115m
    Tải về (1.3MB): http://www.mediafire.com/file/mjy2njgqymj/Dobson D115.dw


    Kính D150mm với gương cầu mua ở Quang Tâm(k có focuser và finder)
    http://www.mediafire.com/?sharekey=2...0185646c3f60fe
    Để biết thêm về các lỗi trong khi sử dụng,chế tạo kính thiên văn cách bạn xem tại
    http://thienvanhanoi.org/forum/showt...n!&p=63#post63i!

  2. #2
    Guest
    cho em hỏi: em dùng gương 150mm của CLB thì công thức tính khoảng cách gương cầu đến gương chéo vẫn tính như thế ạ

  3. #3
    Guest
    Bạn muốn nói về gương cầu 150mm của CLB HAAC cung cấp đúng không, không phải đâu, gương cầu đó sử dụng barlow nên tiêu cự thật là 55cm thì phải! Có gì bạn cứ hỏi nhé!^^

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    vâng ạ cái gương đó khi thay vào công thức tính khoảng cách giữa gương cầu và gương chéo thì thay f=550mm hay f=1400m

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đúng rồi dùng tiêu cự thật là 550mm và khi làm đừng lấy đúng tiêu cự gương nhé, lấy ngắn hơn đó! Mình cũng vừa làm xong một kính thiên văn phản xạ từ gương 150mm đó! Tham khảo tại đây:http://thienvanhanoi.org/forum/showt...n-tr%E1%BB%9Di!!!! Làm thành công nhớ post lên diễn đàn nhé!^^

  6. #6
    Guest
    anh tên Khánh chứ ko phải khanh!
    f gương 114 là 1000mm!

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Em quên cái dấu [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG] !
    anh có ban' luôn focuser ko ạ.

  8. #8
    Guest
    Gương 114mm của anh Khanh thì f=? thế

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Cái ống nước nhà mình dai` 1m10 nhưng phần đầu của ống hơi bị cong cong nên định cưa bớt còn 94cm liệu có được ko hay cứ để như cũ tốt hơn.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Bạn nên cưa bớt đi! Không sao đâu vì khoảng cách từ gương cầu đến mặt phẳng gương không đúng là tiêu cự của gương mà chúng ta cần tính toán như bài tớ viết!
    Ống cong không quan sát được đâu!^^


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Giúp đỡ_tư vấn chế tạo kính thiên văn phản xạ!
    Bởi HotArchives trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 07-03-2014, 11:18 AM
  2. Một sản phẩm của lớp kính thiên văn khóa 3
    Bởi mkokoyo trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 16-09-2013, 04:38 AM
  3. Ý tưởng chế tạo các dụng cụ vật lí, thiên văn???
    Bởi suachuamaytinhBB trong diễn đàn Mua bán tổng hợp
    Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 27-04-2013, 09:58 AM
  4. Kính thiên văn thực chất là kính nhìn quá khứ!^^
    Bởi trong diễn đàn Mua bán tổng hợp
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 07-02-2013, 11:21 AM
  5. Trả lời: 1229
    Bài viết cuối: 29-11-2012, 10:28 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •