Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 109
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Lăng kính phản xạ là loại lăng kính dùng để phản xạ ánh sáng, nhằm mục đích đổi góc hình ảnh, đảo ảnh trên dưới hay lật ảnh trái phải trong các loại kính thiên văn và ống nhòm.

    Lăng kính Porro

    Lăng kính Porro (đặt tên theo nhà phát minh Ignazio Porro) là loại lăng kính phản xạ dùng để thay đổi hướng quay của hình ảnh. Nó cấu tạo gồm 1 khối thủy tinh hình lăng trụ tam giác vuông cân đứng. Tia tới đi vào vuông góc với mặt cạnh huyền của tam giác, phản xạ toàn phần 2 lần ở 2 cạnh bên rồi lại đi ra ở mặt cạnh huyền. Tia ló nằm cách tia tới 1 khoảng, song song nhưng ngược chiều với tia tới. Ảnh tạo bởi lăng kính sẽ bị quay ngược 180° nhưng không bị lật trái-phải do được phản xạ 2 lần. Vì tia tới và tia ló đều vuông góc với mặt nên ánh sáng đi qua lăng kính không bị tán sắc.


    Lăng kính Porro kép


    Lăng kính Porro thường được dùng theo cặp tạo thành hệ lăng kính Porro kép. Lăng kính thứ 2 được đặt quay góc 90° so với lăng kính thứ 1 sao cho tia sáng đi qua cả 2 lăng kính. Kết quả cuối cùng thu được là tia ló song song và cùng chiều với tia tới, hình ảnh tạo ra sẽ quay ngược 180° nhưng không bị lật trái-phải giống như lăng kính đơn.

    Hệ lăng kính Porro kép thường được sử dụng trong các kính thiên văn (KTV) quang học cỡ nhỏ và đặc biệt là trong các ống nhòm với chức năng đảo ảnh, đồng thời làm tăng độ dài quang học (đường đi tia sáng) nhưng không làm tăng chiều dài thiết bị.



    Thông thường các lăng kính này được dán chặt với nhau và cắt bớt các góc không cần thiết để giảm kích thước và khối lượng.


    Lăng kính Porro-Abbe


    Đây là biến thể của lăng kính Porro kép và được đặt theo tên của Ignazio Porro và Ernst Abbe. Nó có cấu tạo gồm 1 khối thủy tinh có dạng như 4 lăng kính phản xạ góc vuông gắn áp mặt vào nhau theo kiểu vặn xoắn. Ánh sáng đi vào một mặt phẳng, phản xạ toàn phần 4 lần ở các mặt nghiêng và đi ra ở một mặt phẳng khác bên cạnh, song song và cùng chiều với chùm tia tới. Hình ảnh tạo ra được quay ngược 180° nhưng không bị lật trái-phải do được phản xạ số chẵn lần. Tia tới và tia ló đều vuông góc với mặt nên ánh sáng đi qua lăng kính không bị tán sắc.

    Lăng kính Porro-Abbe thường được dùng trong một số loại ống nhòm và kính ngắm máy ảnh. Trên thực tế, lăng kính này thường có dạng 1 cặp gồm 2 lăng kính góc vuông kép gắn chặt với nhau. Đôi khi người ta cũng gọi riêng 1 chiếc lăng kính góc vuông kép trên là lăng kính Porro-Abbe mà không cần cả cặp.

    Lăng kính Porro-Abbe hoàn chỉnh


    Một nửa-nhưng đôi lúc vẫn được gọi là lăng kính Porro-Abbe



    Lăng kính ngũ giác (Pentaprism)



    Lăng kính ngũ giác là loại lăng kính có hình ngũ giác dùng để đổi hướng tia sáng 1 góc 90° mà không làm ảnh bị lật ngược trái-phải như gương phẳng hay lăng kính góc vuông. Bên trong lăng kính, tia sáng phản xạ 2 lần nhưng không phải do hiện tượng phản xạ toàn phần mà do trên 2 mặt đó được phủ 1 lớp phản xạ. Ngược lại, 2 mặt truyền sáng của lăng kính lại được phủ 1 lớp chống phản xạ. Mặt thứ 5 còn lại không có tác dụng gì về mặt quang học nên được cắt bớt đi cho gọn.


    Lăng kính Dove


    Lăng kính Dove (đặt tên theo nhà phát minh Heinrich Wilhelm Dove) có dạng một lăng kính góc vuông cụt (giống như lăng kính Porro bị cắt mất phần góc vuông), tạo thành khối hình thang cân mà 2 mặt bên vuông góc với nhau. Chùm tia tới đi vào một mặt bên của lăng kính, phản xạ toàn phần tại mặt đáy rồi ló ra qua mặt bên đối diện. Hình ảnh qua lăng kính bị quay ngược 180° đồng thời bị lật trái-phải do chỉ phản xạ 1 lần.

    Lăng kính Dove còn có 1 tính chất thú vị khác: khi quay lăng kính quanh trục dọc của nó, hình ảnh cũng quay theo nhưng nhanh gấp đôi. Tính chất này giúp ta có thể quay ảnh trên-dưới theo một góc bất kì và được ứng dụng vào giao thoa ký, thiên văn học và nhận dạng vân giao thoa.

    Ngoài ra, Lesso và Padgett (1999) và Moreno cùng cộng sự (2003, 2004) đã phát hiện thấy trạng thái phân cực của chùm tia sáng truyền qua thay đổi khi ta quay lăng kính. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc đo đạc tín hiệu của các dụng cụ.


  2. #2
    Guest
    Lăng kính mái (Roof prism)

    Lăng kính mái (roof prism/Dach prism-(tiếng Đức Dach=roof)) là từ dùng để chỉ chung các loại lăng kính phản xạ có chứa bộ phận gồm 2 mặt liền kề vuông góc với nhau như mái nhà. Bộ phận "mái" này có tác dụng lật ngang ảnh qua trục mà 2 mặt giao nhau, tức là tạo ra ảnh đối xứng với vật qua trục giao nhau ấy.

    Loại lăng kính mái đơn giản nhất chính là lăng kính Porro đơn và ta có thể thấy rõ nguyên lý lật ảnh của bộ phận "mái" ở loại này.


    Các loại lăng kính mái thường gặp là lăng kính mái Amici, lăng kính mái ngũ giác, lăng kính Abbe–König, lăng kính Schmidt–Pechan.

    Lăng kính mái Amici


    Lăng kính mái Amici (được đặt tên theo người phát minh ra nó: nhà thiên văn học người Ý Giovanni Amici) là loại lăng kính phản xạ dùng để đổi hướng chùm tia sáng 1 góc 90° đồng thời đảo ảnh trên-dưới. Lăng kính này thường được dùng trong thị kính của Kính Thiên Văn như một hệ đảo ảnh. Nó có dạng giống một lăng kính góc vuông chuẩn nhưng mặt cạnh huyền được thay bằng phần "mái" cấu tạo gồm 2 mặt vuông góc với nhau. Sau khi phản xạ toàn phần tại phần mái, hình ảnh được lật ngang. Tính trái-phải của ảnh không thay đổi.

    Phần mái đôi lúc được phủ để tạo bề mặt gương. Việc này cho phép chùm tia sáng đi vào lăng kính có phạm vi góc tới lớn hơn, thay vì bị hạn chế bởi hiện tượng phản xạ toàn phần.

    Tránh nhầm lẫn lăng kính mái Amici-lăng kính phản xạ với lăng kính Amici-lăng kính tán sắc.

    Lăng kính mái Amici


    Bộ đổi góc (diagonal) chuyên dụng thường dùng lăng kính mái Amici


    Lăng kính ngũ giác mái (Roof pentaprism)


    Đây là một biến thể của lăng kính ngũ giác, thường được sử dụng ở kính ngắm (viewfinder) của máy ảnh SLR (single-lens reflex).



    Trong máy ảnh SLR, gương phẳng làm ảnh bị lật trái-phải. Để khắc phục điều này khi nhìn qua kính ngắm, một mặt phản xạ của lăng kính ngũ giác thường được thay bằng bộ phận "mái" giúp lật lại ảnh.



    Lăng kính ngũ giác mái

  3. #3
    Guest
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.

  8. #8
    Guest
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Mấy cái lăng kính mái quả là rất khó "nhằn", xem đi xem lại mãi mới hơi hiểu láng máng tí chút.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Tìm hiểu các loại thị kính ( Phần II)
    Bởi tungbkhd trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 30-11-2013, 02:57 AM
  2. Tìm hiểu các loại thị kính ( Phần I)
    Bởi trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 28-11-2013, 02:53 AM
  3. Thiên Hà: Định nghĩa và Phân loại ( Phần I )
    Bởi sthaihien trong diễn đàn Sao - Thiên hà - Vũ trụ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 14-02-2012, 05:30 AM
  4. Đảo ảnh băng lăng kính!!!!
    Bởi trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 07-09-2011, 07:36 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •