Các bằng chứng hóa địa cho thấy rằng bầu khí quyển của trái đất đã ít nhất 2 lần bị xóa sạch kể từ khi nó hình thành cách đây 4 tỷ năm. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về nguyên nhân nào dẫn đến sự biến mất này.
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ Massachusett ( MIT), trường đại học Hebrew và Caltech đã đưa ra khả năng: Một loạt những hòn đá vũ trụ hay những vật thể hành tinh đã tấn công trái đất trong thời gian mà mặt trăng đang hình thành khiến cho các đám mây khí ga đánh bật bầu khí quyển ra khỏi trái đất.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì hàng ngàn những va chạm nhỏ như vậy có thể hủy hoại toàn bộ bầu khí quyển của trái đất. Thậm chí những va chạm nhỏ này còn có thể thổi bay cả bầu khí quyển của sao Kim và sao Hỏa.



Việc tìm hiểu về sự biến đổi bầu khí quyển của trái đất từ thời cổ đại giúp các nhà khoa học nghiên cứu về sự sống được hình thành trên trái đất như thế nào.
Phát hiện này đã cung cấp một lập luận rất khác so với lập luận ban đầu về vấn đề bầu khí quyển của trái đất? Nó mang lại cho chúng ta một khởi đầu mới về nghiên cứu thành phần của bầu khí quyển và những điều kiền gì giúp hình thành nên sự sống.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra liệu bao nhiêu không khí được giữ lại và bao nhiêu bị mất đi sau những tác động của các vật thể hành tinh có kích cỡ sao Hỏa và những sao chổi nhỏ hơn với kích cỡ dưới 25 km.
Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, phân tích tác động của một vụ va cham giữa một vật thể hành tinh có kích cỡ tương đương sao Hỏa với trái đất và nhận thấy vụ va chạm sẽ tạo ra những chấn động lớn trong lòng trái đất tương đương với trận động đất khổng lồ. Lực tác động của nó sẽ đẩy một phần đáng kể bầu khí quyển ra khỏi trái đất.
Tuy nhiên nếu xảy ra vụ va chạm như vậy thì tất cả mọi thứ trên trái đất sẽ tan chảy, biến lõi trái đất thành một khối bùn. Với sự đa dạng của các khi trơ như khí Helium 3 trong lõi trái đất ngày nay thì không thể có khả năng sảy ra vụ va chạm lớn như vậy được.
Bên cạnh đó các nhà khoa học cũng tính toán tác động của các sao chổi nhỏ lên trái đất. Khi va chạm sảy ra sẽ tạo nên các vụ nổ giải phóng khí ga và các mảnh vỡ. Sao chổi sẽ tạo ra lực va chạm đủ để đẩy một phần nhỏ bầu khí quyển ra khỏi trái đất.
Để đẩy hoàn toàn bầu khí quyển ra khỏi trái đất, nhóm nghiên cứu ước tính trái đất phải bị tấn công bởi hành chục ngàn sao chổi nhỏ - một kịch bản có thể đã sảy ra cách đây 4,5 tỷ năm trong khi mặt trăng được hình thành. Thời kỳ này đã có những hồn loạn trong thiên hà khi hàng ngàn khối đá xoay quanh hệ mặt trời, liên tục xảy ra các va chạm để tạo nên các mặt trăng và nhiều hành tinh khác.