Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Guest
    Tôi có đặt ra một số câu hỏi nhằm củng cố kiến thức có các bạn học viên lớp Kính Thiên Văn , nhưng không thấy ai trả lời nên sẽ chuyển nó sang topic này để mọi người cùng rộng đường thảo luận. Mục đích là để mọi người bổ túc thêm kiến thức cơ bản về KTV và có một cái nhìn đúng, chính xác liên quan đến những thông số cơ bản của KTV. Rất mong các bạn chém gió nhiệt tình.

    Câu hỏi thứ nhất: Câu này liên quan đến trường nhìn thực (FOV) của KTV, gồm 3 ý
    1. Trường nhìn thực của KTV (True field of view - FOV) được tính bằng công thức nào?
    2. Căn cứ vào công thức đó, có thể kết luận FOV phụ thuộc vào những yếu tố nào?
    3. Kích thước vật kính (hoặc gương sơ cấp) ảnh hưởng đến trường nhìn thực FOV như thế nào?


    Xin nói rõ thêm, FOV là trường nhìn khi đã lắp thị kính vào KTV. Các loại KTV ở đây gồm 2 loại cơ bản là kính khúc xạ và kính phản xạ Newton (và có thể cả ống nhòm nữa). Còn đối với kính tổ hợp, do có khá nhiều loại khác nhau, bản thân tôi chưa tìm hiểu hết nên chúng ta không đề cập tới.

    Đề nghị các bạn đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời, đặc biệt là ý thứ 3 (khá nhiều người hiểu sai ý của câu hỏi này). Tôi đã từng có quan điểm sai về nó, và chỉ sau khi nghiên cứu kỹ lý thuyết + thực nghiệm tôi mới biết sự thực như thế nào.

    Kiến thức tham khảo có thể xem tại đây: http://thienvanhoc.org/haac/kinh-thi...thien-van.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Em xin mạo muội trả lời vài câu ạ !
    1, Trường nhìn thực của KTV - FOV được tính theo công thức
    FOV = AFV / M
    Trong đó AFV là trường nhìn của thị kính.
    M là độ phóng đại
    (như trong tài liệu của HAAC [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG] )
    và M = F1 / F2
    F1 là tiêu cự vật kính
    F2 là tiêu cự thị kính

    2, Từ trên có thể thấy FOV phụ thuộc vào
    - Trường nhìn thị kính hay có thể nói là loại thị kính. ( Ploss tốt hơn K , K tốt hơn Huyghen )
    - Tiêu cự vật kính (hoặc gương sơ cấp đối với kính phản xạ )
    (Vì tiêu cự của thị kính thường gần bằng nhau nên có thể ko quan tâm nhiều đến tiêu cự thị kính )
    3. Kích thước vật kính hoặc gương sơ cấp có ảnh hưởng không quá nhiều đến trường nhìn (không phải là ko có ảnh hưởng vì D cho ta biết độ phóng đại hữu dụng và độ phóng đại tối thiểu )
    Không ảnh hưởng nhiều vì D chủ yếu là đại diện cho độ phóng đại mà phóng đại thì ko ảnh hưởng đến trường nhìn
    Và cũng lấy kinh nghiệm từ thực tế là cái kính khúc xạ D60 với cái phản xạ D114 của em thì nhìn mặt trăng nó cũng khá giống nhau, không nhìn đc khoảng không xung quanh thêm đc là bao !
    Xin hết ạ ! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  3. #3
    Trích dẫn Gửi bởi R.Kenshin
    Em xin mạo muội trả lời vài câu ạ !
    1, Trường nhìn thực của KTV - FOV được tính theo công thức
    FOV = AFV / M
    Trong đó AFV là trường nhìn của thị kính.
    M là độ phóng đại
    (như trong tài liệu của HAAC [IMG]images/smilies/9.gif[/IMG] )
    và M = F1 / F2
    F1 là tiêu cự vật kính
    F2 là tiêu cự thị kính

    2, Từ trên có thể thấy FOV phụ thuộc vào
    - Trường nhìn thị kính hay có thể nói là loại thị kính. ( Ploss tốt hơn K , K tốt hơn Huyghen )
    - Tiêu cự vật kính (hoặc gương sơ cấp đối với kính phản xạ )
    (Vì tiêu cự của thị kính thường gần bằng nhau nên có thể ko quan tâm nhiều đến tiêu cự thị kính )
    3. Kích thước vật kính hoặc gương sơ cấp có ảnh hưởng không quá nhiều đến trường nhìn (không phải là ko có ảnh hưởng vì D cho ta biết độ phóng đại hữu dụng và độ phóng đại tối thiểu )
    Không ảnh hưởng nhiều vì D chủ yếu là đại diện cho độ phóng đại mà phóng đại thì ko ảnh hưởng đến trường nhìn
    Và cũng lấy kinh nghiệm từ thực tế là cái kính khúc xạ D60 với cái phản xạ D114 của em thì nhìn mặt trăng nó cũng khá giống nhau, không nhìn đc khoảng không xung quanh thêm đc là bao !
    Xin hết ạ ! [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Ý số 1 và 2 gần đúng chứ chưa đúng. Chỉ cần thay đổi nhỏ tiêu cự thị kính có thể dẫn đến thay đổi lớn hệ số phóng đại nên không thể kết luận như chỗ bôi đậm được.
    Ý số 3 cũng chưa chính xác. Ví dụ thực tế của em về cơ bản là đúng, nhưng chưa thuyết phục, có cách khác kiểm chứng khiến dân tình "tâm phục khẩu phục" hơn.

    Còn bạn nào có ý kiến khác không?

  4. #4
    FOV (thị trường) nôm na là vùng-nhìn-thấy-được, tức là cái hình tròn chứa ảnh mà mình thấy khi nhìn vào trong KTV. FOV được đo bằng độ lớn (tính bằng độ) của đường kính hình tròn đó.
    Nhưng FOV thật thì lại là FOV khi ta nhìn vật đó bằng mắt thường.
    Công thức: FOV thật = FOV biểu kiến / độ phóng đại.

    Qua hình ta thấy KTV làm phóng đại chữ A thật thảnh chữ A dởm, nhưng mà to hơn với 1 độ phóng đại. Ta thấy chữ A dởm to thật, với một FOV cũng to thật. Nhưng thật ra ta chỉ thấy được chữ A bé tí nếu không dùng kính.

  5. #5
    Guest
    Cho em hỏi từ biểu kiến nghĩa là gì . Rất nhiều các bài viết có dùng từ này nhưng em không hiểu .

  6. #6
    Guest
    Biểu kiến: Từ này quả là hơi khó diễn giải, anh phải tra mấy quyển từ điển mới có thể hiểu nôm na như sau: Biểu kiến là từ chỉ những sự vật, hiện tượng có vẻ như vậy, nhưng thật ra không đúng như những gì ta cảm thấy (hoặc nhìn thấy, đo thấy...). Ví dụ, chúng ta hay gặp câu "chuyển động biểu kiến của mặt trời quanh quả đất", điều đó có nghĩa là khi theo dõi mặt trời (từ trái đất), mắt ta nhìn thấy mặt trời dường như di chuyển quanh trái đất từ đông sang tây. Nhưng sự thực lại là trái đất quay quanh mặt trời.

    Nhưng có lẽ em hơi bị lạc đề rồi đấy, nên tập trung chủ đề vào câu hỏi anh đặt ra.

  7. #7
    Guest
    Biểu: biểu hiện, kiến: thấy. Biểu kiến: Đúng như những gì biểu hiện ra mà thấy được. Hiểu nôm na, biểu kiến tức là "đập vào mắt", "thấy sao nói vậy".
    Cái này đặc biệt quan trọng trong thiên văn quan sát, khi những gì ta thấy không giống như bản chất thực tế. Lúc đó "biểu kiến" là để phân biệt với "bản chất".

  8. #8
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    anh oldstar trả lời hay thật [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

    Câu hỏi thứ nhất: Câu này liên quan đến trường nhìn thực (FOV) của KTV, gồm 3 ý
    1. Trường nhìn thực của KTV (True field of view - FOV) được tính bằng công thức nào?
    2. Căn cứ vào công thức đó, có thể kết luận FOV phụ thuộc vào những yếu tố nào?
    3. Kích thước vật kính (hoặc gương sơ cấp) ảnh hưởng đến trường nhìn thực FOV như thế nào?
    Câu hỏi trên gồm 3 ý có liên quan đến nhau, nếu không trả lời được ý trước thì sẽ "tịt" ý sau.

    1. Trường nhìn thực của KTV được tính theo công thức sau:
    FOV = AFV / M
    Trong đó AFV là trường nhìn biểu kiến của thị kính
    M là độ phóng đại của KTV
    Như ta đã biết M = f1/f2 (f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính)
    => FOV = AFV / (f1/f2)
    => FOV = AFV * f2 / f1

    2. Căn cứ vào công thức trên, có thể rút ra kết luận là trường nhìn thực của KTV phụ thuộc vào những yếu tố sau:
    - FOV tỷ lệ thuận với trường nhìn biểu kiến của thị kính (hay là loại thị kính) và tiêu cự của thị kính. Thị kính "xịn" thường cho góc nhìn biểu kiến rộng và có cấu tạo khá phức tạp, đó là lý do tại sao thị kính xịn thường khá đắt, thậm chí là rất đắt tiền.
    - FOV tỷ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính (hoặc gương sơ cấp), có nghĩa là tiêu cự của vật kính càng dài thì trường nhìn của KTV sẽ càng hẹp đi.

    3. Kích thước vật kính (hoặc gương sơ cấp) ảnh hưởng đến trường nhìn thực FOV như thế nào?
    Dựa vào công thức trên, ta có thể thấy kích thước vật kính hoàn toàn không liên quan đến trường nhìn thực của KTV. Điều đó có nghĩa là dù cho kích thước vật kính của KTV có thay đổi to lên hay nhỏ đi thì trường nhìn thực của nó vẫn không đổi. Chỉ có điều, nếu ta thu nhỏ kích thước vật kính đến 1 mức giới hạn nào đó thì sẽ không nhìn thấy gì vì ảnh thu được quá tối.

    Các bạn có thể tiến hành thực nghiệm kiểm chứng như sau; Dùng 1 ống nhòm hoặc KTV bất kỳ, hướng nó tới 1 mục tiêu trên mặt đất như cửa sổ nhà hàng xóm hoặc khu chung cư xung quanh và "khoá" KTV lại. Sau đó nhìn qua thị kính và đếm xem ta thấy được bao nhiêu song cửa sổ (đối với cửa số) hoặc thấy được bao nhiêu cái cửa sổ (đối với khu chung cư). Tiếp theo, vẫn giữ nguyên thị kính đó và che bớt đường kính vật kính của KTV đi còn 1/2 hoặc bé hơn tùy ý (bằng cách cắt 1 tấm bìa tròn có khoét lỗ nhỏ ở giữa đễ che vật kính). Bây giờ ta sẽ có 1 KTV mới với đường kính vật kính nhỏ hơn so với cái KTV ban đầu (nhưng tiêu cự vật kính vẫn không đổi). Ta lại tiếp tục ghé mắt vào thị kính để đếm số song cửa sổ (hoặc số cửa số).

    Kết quả thu được giữa hai lần thực nghiệm sẽ giống hệt nhau, chỉ có điều hình ảnh trong thí nghiệm lần 2 sẽ tối hơn so với lần thứ nhất. Điều đó chứng tỏ đường kình vật kính liên quan tới khả năng thu sáng của KTV chứ không ảnh hưởng tới trường nhìn thực của KTV.

    Về bản chất, thực nghiệm trên hoàn toàn tương tự việc điều chỉnh khẩu độ (đường kính vật kính) của máy ảnh để đạt được độ cân bằng ánh sáng cho bức ảnh chụp, khi ta điều chỉnh (tăng giảm) khẩu độ máy ảnh, ta sẽ thấy ảnh sáng lên hoặc tối đi, nhưng khung hình thì vẫn giữ nguyên không đổi.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Đây là câu hỏi liên quan đến tỷ số F của KTV, F là tỷ số giữa tiêu cự f của vật kính (hoặc gương sơ cấp) với đường kính D của vật kính (hoặc gương).
    F = f/D

    Các trang web thường ghi kí hiệu về thông số kỹ thuật của KTV dưới dạng D f/F, chẳng hạn như: KTV 6” f/8, điều đó có nghĩa là KTV này có đường kính gương 6 inch, tiêu cự 6x8=48 inch.

    Trong giới ATM thường có quy ước là nếu F ≤ 6 , ta có “kính nhanh” (“fast” telescope), ngược lại, nếu f ≥ 8 ta có “kính chậm” (“slow” telescope). Câu hỏi cho các bạn là tại sao lại có quy ước "kính nhanh, kính chậm" như vậy? Lý giải như thế nào cho hợp lý, dễ hiểu?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. [Giải đáp thắc mắc] Các thắc mắc cơ bản về thiên văn học
    Bởi maychieuvietnam trong diễn đàn Thảo Luận Thiên Văn
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 05-06-2015, 10:46 AM
  2. Sắp diễn ra hai sự kiện thiên văn kỳ thú
    Bởi adminphim trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 30-05-2012, 01:07 PM
  3. Kính thiên văn lớn nhất thế giới giúp thoát khỏi ngày tận thế
    Bởi hoanglong trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 18-03-2012, 08:23 AM
  4. Những bức họa thiên văn đầu thế kỷ 19
    Bởi hoainam100 trong diễn đàn Phim , Ảnh thiên văn
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 25-02-2012, 12:45 PM
  5. Giải đáp thắc mắc về kính thiên văn của bạn!
    Bởi vanlestlvn trong diễn đàn Kính thiên văn
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 17-01-2011, 01:35 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •