Theo thông tin từ NASA việc phát hiện ra một thiên thạch khổng lồ có khả năng đe dọa tới trái đất là chưa có cơ sở.
Theo thông báo gần đây của Nga một tiểu hành tinh với kích thước 400 mét có thể là mối nguy hại đối với trái đất. Tuy nhiên theo tính toán từ NASA và trung tâm Minor Planet Center tại Cambridge, Massachusetts cho thấy tiểu hành tinh 2014 UR 116 không gây ảnh hưởng gì đến trái đất trong vòng ít nhất 150 năm tới.
Nếu vụ va chạm xảy ra sẽ tạo nên vụ nổ mạnh hơn 1.000 lần so với vụ nổ thiên thạch ở Chelyabinsk năm 2013



Phát ngôn viên của phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA đặt tại California cho hay: “Hành tinh với tên gọi 2014 UR 116 được phát hiện vào ngày 27/10/2014 tại phòng thí nghiệm MASTER II ở Kislovodsk của Nga có thể là mối đe dọa đối với trái đất. Trong khi tiểu hành tinh với kích cỡ 400m này có quỹ đạo quay quanh mặt trời là 3 năm. Hành tinh này không phải là mối đe dọa vì quỹ đạo của nó không thể tiếp cận gần với quỹ đạo của trái đất.
UR 116 lần đầu tiên được phát hiện cách đây 6 năm. Các nhà khoa học đã tính toán đường đi của hành tinh này và thấy rằng nó không đe dọa đến an toàn trái đất.



Để theo dõi các vật thể có nguy cơ gây hại cho trái đất ( được gọi là near-Earth objects hay NEOs) khi chúng quay quanh mặt trời, NASA kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà thiên văn học nghiệp dư, các nhà khoa học vũ trụ trên toàn thế giới. Sau khi phát hiện ra những NEO nguy hiểm, các nhà khoa học sẽ vạch ra đường đi của nó để xem quỹ đạo của nó có cắt ngang quỹ đạo trái đất không.
Các nhà khoa học vẫn thường xuyên phát hiện ra NEO nhưng các nhà thiên văn học đã theo dõi thành công quỹ đạo của những NEO này. Theo NASA ước tính thì 90 % NEO có đường kính lớn hơn 1 km.
NASA đang lên kế hoạch nghiên cứu tìm ra cách thay đổi quỹ đạo của các tiểu hành tinh nếu nó gây hại cho trái đất.