Hơi nước tìm thấy trên sao chổi 67P không giống với nước trên trái đất hay các sao chổi thuộc “gia đình” Mộc tinh và đám mây Oort.
Tàu Rosseta của ESA đã phát hiện ra hơi nước trên sao chổi 67P hoàn toàn khác với hơi nước trên trái đất. Khám phá này đã một lần nữa rấy lên những tranh cãi về nguồn gốc của nước trên hành tinh chúng ta.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ngay sau khi tàu không gian Rossetta đổ bộ lên sao chổi. Đây là phát hiện đáng được mong đợi nhất vì nguồn gốc của nước trái đất cho đến nay vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.


Spacecraft: ESA/ATG medialab; Comet: ESA/Rosetta/NavCam; Data: Altwegg et al. 2014 and references therein

Một trong những giả thuyết về sự hình thành của trái đất cho biết trái đất được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm và khi đó nó vẫn còn rất nóng. Nước xuất hiện sẽ hoàn toàn bị bốc hơi nhưng ngày nay 2/3 bề mặt địa cầu được bao phủ bởi nước. Vậy nước đến từ đâu?
Theo giả thuyết, trái đất của chúng ta đã trở nên lạnh hơn nhờ có sự va chạm với sao chổi hoặc các tiểu hành tinh nhờ đó nước đã xuất hiện trên rái đất nhưng giả thuyết này vẫn nổ ra nhiều tranh cãi.
Để tìm hiểu về nguồn gốc của nước, phải xét đến tỉ lệ deuterium và hydro. Tỷ lệ này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu sự hình thành và tiến hóa của hệ mặt trời, với lý thuyết mô phỏng tỷ lệ sẽ thay đổi theo khoảng cách với mặt trời và trong thời gian vài triệu năm đầu tiên.
Sao chổi là công cụ giúp chúng ta khảo sát hệ mặt trời. Chúng chứa những vật liệu còn xót lại từ đĩa tiền hành tinh mà nhờ đó chúng ta có thể nghiên cứu được xuất sứ của các hành tinh này.
Nhờ sự vận động không ngừng của hệ mặt trời, đây không phải là quá trình đơn giản. Các sao chổi hình thành trong vùng đám mây Oort tại khu vực của Thiên Vương tinh- Hải Vương tinh khá xa so với mặt trời nên nước trên các sao chổi này vẫn tồn tại.
Ngược lại, các sao chổi được biết đến là thành viên của gia đình sao Mộc được cho là bắt nguồn từ vành đai Kuiper trên sao Hải Vương. Thỉnh thoảng, chúng bị kéo về phần bên trong của hệ mặt trời và ở đó quỹ đạo của nó bị ảnh hưởng bới lực hút của Sao Mộc.
Các tính toán trước đây về tỉ lệ Deuterium/ Hydro (D/H) đã cho kết quả những giá trị khác nhau. Sau khi nghiên cứu 11 sao chổi, chỉ có sao chổi 103P/Hartley 2 phù hợp với thành phần của nước trên trái đất theo nghiên cứu của ESA vào năm 2011.
Ngược lại, các thiên thạch có nguồn gốc từ tiểu hành tinh cũng có thành phần giống với nước trên trái đất tuy nhiên trên thực tế các tiểu hành tinh có hàm lượng nước thấp hơn rất nhiều.
Tỷ lệ D/H đo được trên sao chổi 67P lớn hơn 3 lần so với nước trên trái đất và sao chổi Hartley 2. Và thầm chí còn cao hơn rất nhiều so với bất kỳ sao chổi đám mây Oort nào.
Phát hiện này đã bác bỏ ý kiến cho rằng các sao chổi thuộc gia đình Jupiter có chứa nước giống với nước trên trái đấy. Và các nhà khoa học cũng chú trọng hơn trong việc nghiên cứu về các tiểu hành tinh để tìm hiểu xem hơi nước trên các tiểu hành tinh này có giống với nước trên trái đất.
Rossetta sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu về sao chổi 67P và nhờ đó các nhà khoa học sẽ tìm hiểu nhiều hơn về sự phát triển và hoạt động của nó với hi vọng sẽ đóng góp thêm những hiểu biết về hệ mặt trời.


Tham khảo thông tin tại : http://www.astronomy.com/news/2014/1...-earths-oceans