Các giai đoạn của bệnh chàm:

Giai đoạn 1: Tấy đỏ

Người bệnh cảm thấy ngứa và vùng da bị đỏ lên.


Những hạt trắng li ti xuất hiện trên da và sau dần là mụn nước lớn.

Giai đoạn 2: Mụn nước

Mụn nước ban đầu có kích thước nhỏ và dần dần to hơn, có thể lan sang những vùng da lành.

Mụn nước có dịch trong xếp thành mảng dày chi chít. Mụn nước mọc lên theo nhiều đợt.

Giai đoạn 3: Chảy nước

Do va đập hoặc do bệnh nhân gãy ngứa khiến mụn nước bị vỡ, chảy dịch.

Giai đoạn này rất dễ bị bội nhiễm do các vết mụn loang lổ.

Giai đoạn 4: Da nhẵn

Sau một thời gian, huyết chảy ra đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày. Sau đó vảy tiết khô rồi bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn. Giai đoạn này diễn ra nhanh.

Giai đoạn 5: Bong vảy da

Lớp da mới tái tạo bong vảy, dần dày lên và tăng sắc tố màu da.

Các thể loại của bệnh chàm

1. Theo thương tổn

Chàm đỏ: Da đỏ sẫm, gần giống như là xuất huyết, hay ăn vào cẳng chân, chẩn đoán được vì có một vài mụn nước nhỏ kín đáo, chảy nước vàng.

Chàm dạng bọng nước: Khi thương tổn chứa dịch lớn hơn 1mm gọi là bọng nước, mụn nước sẽ to và sâu hơn khi khu trú ở vùng da dày như lòng bàn tay, chân.

2. Theo căn nguyên

Chàm thể tạng: Chàm thể tạng chiếm khoảng 2 - 3% dân số trẻ em và 1% dân số người lớn. Tỷ lệ bệnh tăng lên đặc biệt ở vùng ấm áp và các đợt bùng phát theo mùa, thường vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh thường bắt đầu sớm trong năm đầu tiên của cuộc đời và có thể có nhiều đợt trong nhiều năm sau đó. Khoảng 60% bệnh nhân bị chàm thể tạng ở tuổi đầu tiên và 30% ở giữa tuổi lên 1 và lên 5.

Nguyên nhân chàm thể tạng tùy thuộc vào tác dụng hỗ tương của nhiều yếu tố thể tạng, miễn dịch, tâm lý và thời tiết. Bản chất di truyền giữ vai trò quan trọng trong chàm thể tạng. Khoảng 70% người mắc bệnh này có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm thể tạng hoặc hen phế quản.

Chàm vi trùng: Do sự kích thích từ kháng nguyên của nấm, vi trùng, sang chấn. Đặc điểm chung là thương tổn không đối xứng, giới hạn rõ, ngoài mụn nước còn có sự liên quan đến các ổ nhiễm trùng kề cận như: nhọt, hăm kẽ, lẹo, chốc, chốc mép, viêm quanh móng, nốt đỉa cắn, vết mổ bẩn, các ổ nhiễm trùng da. Hoặc các nhiễm khuẩn nội tạng như: viêm tai xương chủm, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm thận...

Chàm tiếp xúc: Chàm tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc là hiện tượng ngứa ở thượng bì và bì, thường khởi đầu khu trú, gây ra bởi các chất gây dị ứng hoặc các chất gây kích thích, từ môi trường tiếp xúc với da.

Chàm da mỡ: Là một dạng thông thường của chàm vốn có khuynh hướng xảy ra ở những người có da nhờn và các vùng có hoạt động tiết bã ở mức tối đa như: ở da đầu, sau tai, phần tai ngoài, mặt, thân mình có ở vùng xương ức và giữa hai xương bả vai, có thể ở vùng bẹn, nách và dưới vú.
Xem thêm:
Cách trị hắc lào an toàn và hiệu quả
Bệnh vảy nến là gì?, cách chữa bệnh vảy nến nhanh khỏi nhất!