Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Gương cầu phản xạ giống như một thấu kính hội tụ, trên lí thuyết một vật nằm trong khoảng tiêu cự sẽ cho ra ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật. Một vật nằm ngoài khoảng tiêu cự sẽ cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Ảnh ảo là ảnh chỉ có thể thấy đươc nhưng không thể hứng được trên một bề mặt nào đó. Gương chéo trong kính phản xạ có thể coi là một vật nằm trong khoảng tiêu cự của kính, còn những cái ta quan sát như nhà của phía xa, trăng sao là những vật ở xa vô cùng, hay nói cách khác chúng nằm ngoài khoảng tiêu cự. Thị kính của kính thiên văn được sinh ra là để quan sát ảnh thật do vật kính tạo ra nên nó chỉ có thể nhìn thấy những vật mà vật đó nằm ngoài khoảng tiêu cự của vật kính. Vì vậy, ta không thể nhìn thấy cái gương chéo trong ảnh quan sát được bởi vì nó nằm trong khoảng tiêu cự của gương cầu. Thực ra việc đặt gương chéo phía trước gương cầu sẽ tạo ra một vùng mù nhưng vùng này khá nhỏ và gần nên ta không bao giờ thấy.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    VÀ nó cũng giảm một ít quang thông vào gương cầu đi nữa, [IMG]images/smilies/1.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Vậy em có hỏi câu nữa là khi em cho tay ra trước ống kính thì ảnh chỉ bị tối đi mà k thây cái tay nào cả . Chỉ khi che quá nhiều thì mới có mảng đen hiện ra . Cái này em từng thử rùi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Tuấn có thể hiểu việc che tay trước ống kính của kính tiên văn tương tự như việc thay đổi khẩu độ (hay độ mở) của vật kính trong máy ảnh, tăng độ mở, tức là tăng diện tích thu sáng cho máy ảnh (hoặc kính thiên văn) nên ảnh sẽ sáng hơn, giảm độ mở hay là che tay trước ống kính của kính thiên văn thì làm giảm diện tích thu sáng, do đó ảnh thu được sẽ tối đi.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi vodoitienboi
    Vậy em có hỏi câu nữa là khi em cho tay ra trước ống kính thì ảnh chỉ bị tối đi mà k thây cái tay nào cả . Chỉ khi che quá nhiều thì mới có mảng đen hiện ra . Cái này em từng thử rùi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]
    Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi của em đấy
    trong hệ kính thiên văn phản xạ thì chúng ta sử dụng gương cầu lõm. Em cần lưu ý rằng với gương cầu lõm thì ta có thể coi nó là tập hợp của vô số các gương phẳng ghép lại với nhau mà tạo thành.
    Khi em đưa bàn tay che một phần thì gương cầu lõm sẽ vẫn còn một cơ số rất lớn các "gương phẳng" nhỏ li ti chiếu thẳng tới vật sáng (giả sử như mặt trăng) và phản chiếu dầy đủ hình ảnh của vật sáng đó nên em vẫn thu được hình ảnh trọn vẹn.
    Còn việc ảnh mờ đi là do số lượng "gương phẳng" nhỏ li li bị giảm do k nhận được ánh sáng. đơn giản thế thôi [IMG]images/smilies/4.gif[/IMG]

    Cái này thì vẽ hình ra sẽ hiểu rõ hơn, vài lời dông dài hy vọng em nắm đc sơ qua, còn khi nào offline có cơ hội a sẽ mô tả kỹ hơn :d


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Bong bóng khí đầy bức xạ tia gamma tại hai mặt của mặt phẳng Ngân Hà
    Bởi dong2403 trong diễn đàn Tin quốc tế, tin dịch
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 26-12-2013, 01:00 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •