Nguyên tắc quang học về kính thiên văn được diễn tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 13 do nhà khoa học Anh Roger Bacon. Tuy nhiên phải đợi đến năm 1608 mới được áp dụng bởi một người sản xuất kính ở Middleburg Hà Lan, ông Hans Lippershey. Hans Lippershey tình cờ thấy hai đứa bé cầm hai thấu kính để nhìn thì thấy cái chong chóng chỉ hướng gió của nhà thờ có vẻ gần hơn. Hans Lippershey thử thí nghiệm đặt một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kỳ trong một cái ống và ông đã tìm ra được một dụng cụ nhìn xa (viễn vọng kính).

Chiếc kính thiên văn sử dụng 2 thấu kính : một kính có tiêu cự dài đặt trước gọi là vật kính, chiếc còn lại có tiêu cự ngắn hơn rất nhiều đặt phía sau sao cho tiêu điểm 2 kính trùng nhau, chiếc kính thứ 2 này gọi là thị kính. Đó là chiếc kính thiên văn khúc xạ đầu tiên mà con người chế tạo. Tuy nhiên, người đầu tiên tìm ra ứng dụng cho chiếc kính lại là Galileo Galilei vào 1 năm sau đó. Năm 1609, Galilei dựa trên phát kiến của Lippershey đã tự chế tạo thành công chiếc kính thiên văn khúc xạ có độ phóng đại là 30 lần, là một chiếu kính dài 120cm ới vật kính là một thấu kính hội tụ có đường kính 5cm và thị kính là một thấu kính phân kì. Các kính thiên văn khúc xạ như thế sau này được gọi là kính thiên văn kiểu Galilei (Galilean Telescope). Với chiếc kính tự chế này, hàng ngày Galilei quan sát các vết đen Mặt Trời, các chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh. Qua những quan sát đó, Galilei đã khám phá ra 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc (mà ngày nay chúng ta gọi là 4 vệ tinh Galilei, chúng gồm: Ganimede, Calisto, Io và Europa), khám phá ra chu kì tự quay của Mặt Trời dựa trên chu kì xuất hiện của các vết đen. Ngày nay các kính thiên văn khúc xạ thường có thị kính và vật kính đều là các thấu kính hội tụ do sự cải tiến của Johanne Kepler, do đó loại kính khúc xạ này gọi là kính thiên văn kiểu Kepler (Keplerian Telescope).

Ảnh: Chiếc kính hoàn chỉnh đâu tiên của Galilei.



Và cấu tạo bên trong.



Ngày nay, kính thiên văn đã có bước phát triên cả về tính năng và kích thước, thậm chí con người đã đưa chúng lên quỹ đạo để có thể nhìn xa hơn vào lịch sử hàng tỉ năm của vũ trụ, nhìn vào từng ngóc ngách sâu thẳm nhất điển hình là kính Hubble và Kepler. Các bạn có thể lên mạng để tìm thêm những bức ảnh đẹp đã được chụp, như các tinh vân, thiên hà, sao,...